• Hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

    (HCM.VN) - Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã đi xa, nhưng di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách Người để lại vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, là kim chỉ nam dẫn đường cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Trong đó, tư tưởng về nêu cao thái độ, trách nhiệm hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, Nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên có giá trị to lớn đối với mọi giai đoạn cách mạng.

  • "Người nâng niu tất cả chỉ quên mình"

    (HCM.VN) -  Suốt cuộc đời mình, một Hồ Chí Minh hết lòng yêu thương con người luôn hiển hiện, không phụ thuộc vào hoàn cảnh, thời điểm, là bởi vì: “Ưu điểm lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là không chỉ đấu tranh cho một lá cờ, cho một sự giải phóng ở bề mặt bên ngoài, Người muốn tiến hành một cuộc chiến đấu cho phẩm giá con người, cho sự giải phóng và phúc lợi của toàn dân và nhờ thế mà cuộc cách mạng Người phát động đã mang tầm cỡ thế giới”[1]. Vì thế, dù đã đi xa, nhưng tấm gương đạo đức cách mạng của một người đã dành trọn đời mình cho dân, cho nước, cho nhân loại khổ đau vẫn sống mãi trong trái tim, khối óc mỗi người yêu chuộng tự do, hòa bình, công lý trên hành tinh này.

  • Gia đình với việc hình thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh

    (HCM.VN) - Gia đình có vai trò đặc biệt, là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách con người, trong đó, giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên nhân cách của mỗi người. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, được sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, tấm lòng ái quốc của cha, tình cảm nhân ái, vị tha của mẹ, đức tính thương người, yêu nước, gan dạ từ các thành viên trong gia đình được truyền dạy đến Nguyễn Tất Thành qua tình yêu thương, sự dạy dỗ của đấng sinh thành, đã góp phần hình thành nên nhân cách, tầm nhìn và tư duy vĩ đại của một bậc vĩ nhân, kiến tạo nên mục tiêu, lý tưởng và con đường cứu dân, cứu nước cao cả của Người.

  • Nét độc đáo trong tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh

    (HCM.VN) - Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023) là dịp để chúng ta tưởng nhớ, biết ơn những tư tưởng tiến bộ, những đóng góp vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong đó, tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị to lớn trong lịch sử, mà còn là kim chỉ nam soi sáng con đường bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay và mai sau.

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh với khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc, cho nhân dân

    (HCM.VN) - Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2023), chúng ta khắc ghi công ơn một vĩ nhân của thời đại, người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Người đã làm thay đổi vận mệnh dân tộc từ thân phận nô lệ trở thành dân tộc tự do, độc lập. Độc lập dân tộc ở Hồ Chí Minh luôn luôn gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Người khẳng định “nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[1].

  • Những kỷ niệm sinh nhật sâu sắc trong cuộc đời Bác Hồ

    Kể từ ngày 18/5/1946 khi các báo ở Thủ đô Hà Nội lần đầu thông tin với đồng bào ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngày 19/5/1890, cứ vào dịp sinh nhật Bác, đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế lại gửi tới Người những tình cảm sâu nặng và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Nhưng Bác luôn từ chối những lễ nghi phiền phức, Bác thường dặn trước các địa phương, cơ quan không nên tổ chức linh đình... Ôn lại kỷ niệm về những ngày sinh của Bác là một lần chúng ta lại thấy sáng ngời phẩm chất cao đẹp của một con người vĩ đại!

  • Bồi dưỡng văn hóa đạo đức cho cán bộ trẻ trong tình hình mới

    Văn hoá đạo đức đã trở thành nền tảng của văn hoá Việt Nam, hiện nay đang được nâng lên ở tầm cao mới. Bồi dưỡng văn hoá đạo đức cho cán bộ trẻ ở nước ta và định hướng bồi dưỡng văn hóa đạo đức cho cán bộ trẻ trong tình hình mới là yêu cầu khách quan. Đây vừa là nội dung, vừa là định hướng để cán bộ trẻ phát triển toàn diện cả về phẩm chất, nhân cách và đạo đức theo tiêu chí chân - thiện - mỹ.

  • Tư tưởng đoàn kết các dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    (HCM.VN) - Nghiên cứu 60 bức điện, thư, bài nói chuyện của Bác với đồng bào các dân tộc thiểu số, có thể thấy bao trùm trong đó là tư tưởng của Người về đoàn kết các dân tộc.

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam

    Năm nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2023), là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi tổ chức Đảng thấm nhuần tư tưởng, tự soi rọi lại mình, tiếp tục thực hiện nhằm tăng thêm ý chí, quyết tâm và sức mạnh đưa đất nước phát triển sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới như Bác hằng mong muốn. Cuộc đời 79 mùa xuân của Người là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của tư tưởng đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại.

  • “Nói đi đôi với làm” - Một chỉ dẫn quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức và thực hành đạo đức

    “Nói đi đôi với làm” là một trong những nguyên tắc căn bản của đạo đức cách mạng, là biểu hiện sinh động, cụ thể của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo đức mà mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc và thực hành thường xuyên, hằng ngày trong công việc và đời sống. Vì vậy, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh về “Nói đi đôi với làm” là nhiệm vụ quan trọng và mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn phấn đấu, thực hiện.

  • Nhận thức và thực hành văn hóa Hồ Chí Minh

    Đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay là nhờ sức mạnh văn hóa và con người Việt Nam, tỏ rõ hồn cốt, bản sắc, nét riêng, là “Made in Việt Nam”. Vậy nên hiện nay, để xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường, hạnh phúc, sải bước cùng thời đại, sánh vai với các cường quốc năm châu như tâm nguyện và khát vọng của Bác Hồ vĩ đại và của cả dân tộc, cần phải vun bồi văn hóa, đặc biệt là tu thân, rèn luyện theo văn hóa Hồ Chí Minh

  • Lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam, báo chí cách mạng Việt Nam tham gia tích cực, hiệu quả vào xây dựng Đảng, Nhà nước và nâng cao quyền làm chủ của nhân dân

    Báo chí cách mạng có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Để phát huy vai trò quan trọng của báo chí, Đảng ta luôn quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, trong đó nhấn mạnh vai trò của báo chí trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh gắn với phát huy sức mạnh, quyền làm chủ của nhân dân.

Xem nhiều nhất

Liên kết website