-
(HCM.VN) - Sinh thời, Hồ Chí Minh chỉ rõ, xóa đói giảm nghèo là: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm” [1]. Thấm nhuần tư tưởng đó, Đảng và Nhà nước ta xác định rõ, xóa đói, giảm nghèo là chủ trương lớn, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị. Phát huy vai trò đội quân công tác, những năm qua, Quân đội ta luôn quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác, tích cực giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đạt hiệu quả thiết thực.
-
Trong lời căn dặn gửi Đảng và nhân dân Việt Nam trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ mong muốn đến ngày độc lập hoàn toàn, thống nhất đất nước, sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Mong muốn này cho thấy nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người nhằm gắn kết cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, kết nối nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới, không ngừng trau dồi và phát huy nội lực của đất nước, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
-
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”(1), phát huy mọi nguồn lực vốn có trong dân để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Và trong Di chúc, trước lúc đi xa, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”(2). Những chỉ dẫn của Người là định hướng quan trọng để phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
-
Cách đây 55 năm, trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta bản Di chúc thiêng liêng, chứa đựng những tư tưởng lớn về Đảng và xây dựng Đảng, trong đó có nội dung hết sức sâu sắc về thực hành dân chủ trong Đảng. Quán triệt và thực hành dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cách thức hữu hiệu để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện, thật sự “là đạo đức, là văn minh” theo tâm nguyện của Người.
-
(HCM.VN) - Để “Đảng ta là một Đảng cầm quyền” thực sự, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu từng tổ chức cơ sở Đảng, từng cán bộ, đảng viên không chỉ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, mà còn phải luôn hòa mình với quần chúng, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng để làm cho “dân tin, dân phục, dân yêu, dân giúp đỡ”.
-
Trước khi đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc thiêng liêng, kết tinh trong đó tinh hoa tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người; thể hiện ý chí, niềm tin, trách nhiệm lớn lao đối với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân. Di chúc còn là công trình lý luận có giá trị to lớn về xây dựng Đảng, nhất là việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Vì vậy, học tập và làm theo Di chúc của Người, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Quân đội hiện nay là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc.
-
Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta một văn kiện vô cùng quý giá có ghi hàng chữ “Tuyệt đối bí mật”. Văn kiện “Tuyệt đối bí mật” này (từ sau ngày 9/9/1969 được Đảng ta gọi là Di chúc) là một di sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân Việt Nam, đúng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Bản Di chúc tuy rất ngắn gọn song nó chứa đựng biết bao giá trị tư tưởng và tình cảm, là sự kết tinh một đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, đem lại sự đổi đời của dân tộc Việt Nam ta, đồng thời để lại những di sản bất hủ đối với những thế hệ mai sau”(1).
-
Ngày 2/9/1969, Bác Hồ kính yêu đã từ biệt thế giới này, đi gặp Cụ Các Mác, Cụ Lênin và về với thế giới người hiền. Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bản Di chúc lịch sử. Bản Di chúc là văn kiện đặc biệt tổng kết chặng đường cách mạng đã qua và định hướng cho sự phát triển của cách mạng và đất nước do Đảng lãnh đạo trong thời kỳ mới.
-
(HCM.VN) – Cho dù đọc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao nhiêu lần đi chăng nữa, càng đọc chúng ta càng thấm thía những lời căn dặn của Người trong mỗi câu, mỗi chữ. Những ngôn từ hết sức giản dị mà sâu sắc, gần gũi nhưng lại thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu xa. Đọc Di chúc của của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta có cảm giác Bác như vẫn đang hiện hữu ở bên, chứng kiến, cổ vũ và dõi theo chúng ta!
-
(HCM.VN) - Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố trước toàn dân và toàn thế giới về sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuyên ngôn độc lập của Người là áng văn lập quốc vĩ đại, là văn kiện có giá trị cao về tư tưởng, lý luận, văn hoá vô cùng đặc sắc, trường tồn cùng dân tộc và nhân loại; là nơi kết tinh và toả sáng những nét đẹp văn hoá rất tiêu biểu của dân tộc như: yêu nước, đoàn kết, nhân ái, khoan dung và yêu chuộng hoà bình.
-
(HCM.VN) - Thấm nhuần và thực hiện nghiêm Di chúc của Người nói chung, về tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân nói riêng không chỉ giúp mỗi cán bộ, đảng viên rèn đức, luyện tài, tự soi, tự sửa mình, mà còn góp phần xây dựng Đảng “là đạo đức, là văn minh”, xứng đáng với niềm tin yêu và sự kỳ vọng của Nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu, căn dặn.
-
Cách mạng Tháng Tám và tư tưởng, tài năng, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sức hút, sức tác động lạ kỳ. Nếu coi bản chất của cuộc cách mạng chân chính là văn hóa, thì việc thực hành văn hóa, nâng tầm văn hóa của cả dân tộc cũng là thực hành một cuộc cách mạng to lớn và sâu sắc.