-
Cùng với dòng chảy của thời gian, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dần trở thành biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Đến với Lăng Bác, chúng ta sẽ gặp đông đảo đồng bào đến từ mọi miền Tổ quốc… không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo hay tín ngưỡng. Nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm đến hấp dẫn, nơi hội tụ tình cảm, niềm tin của các thế hệ người Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-
Hệ thống các quan điểm lý luận về văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là kết tinh những giá trị văn hóa Đông và Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế; là nhân cách, bản lĩnh văn hóa của một nhà văn hóa kiệt xuất; là sự vận dụng sáng tạo những lý luận về văn hóa của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Tư tưởng của Người về văn hóa dẫn dắt, định hướng việc xây dựng, phát triển, nâng cao tầm vóc nền văn hóa Việt Nam.
-
Năm 1947, tại chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, với bút danh X.Y.Z. Những chỉ dẫn của Người trong “Sửa đổi lối làm việc” vẫn còn nguyên giá trị, ý nghĩa thiết thực đối với Đảng, các tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong công cuộc đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
-
Với quan niệm, “Cán bộ là tướng của đoàn thể”, “là gốc của mọi công việc”; “là nhịp cầu nối liền giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân”, “là sợi dây chuyền của bộ máy”, “là tiền vốn của đoàn thể”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên một cách toàn diện về bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và phong cách công tác. Chăm lo giáo dục, rèn luyện cán bộ đảng viên về ý thức tự giác tu dưỡng rèn luyện bản thân, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi người phải thực hiện nghiêm khắc với chính mình.
-
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc khi nói về “Cách lãnh đạo”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết” để đề cập đến một trong những nội dung và phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng là kiểm tra, giám sát. Quan điểm của Người mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay.
-
(HCM.VN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của dân tộc, là kết tinh của văn hóa Việt Nam. Tư tưởng của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực đối ngoại mang đậm dấu ấn truyền thống ngoại giao của dân tộc, đó là tư tưởng hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển giữa các dân tộc.
-
Trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng đầy sôi nổi và vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những dấu ấn về người thầy và nghề dạy học của Người diễn ra trong thời gian tương đối ngắn. Song, tư tưởng, phẩm chất, phương pháp, tác phong dạy học và những quan điểm về giáo dục của Bác mãi mãi là tấm gương mẫu mực để các thế hệ nhà giáo noi theo.
-
Không nhiều về số trang nhưng tác phẩm đặt ra những vấn đề rất lớn của cách mạng, của đảng cầm quyền, đặt trong bối cảnh những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp cực kỳ gay go, thiếu thốn, ác liệt, soi dưới ánh sáng văn hóa mới mẻ nhất của nhân loại hôm nay càng thấy tầm vóc thiên tài của tác giả.
-
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp trồng người. Trong tư tưởng của Người, sự nghiệp “trồng người” là việc “đại sự quốc gia”, bởi vậy nhiều lần Người viết thư gửi ngành giáo dục để căn dặn, động viên thầy và trò nỗ lực rèn luyện góp phần đưa đất nước ta "sánh ngang cường quốc năm châu". Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu Bức thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên (1945-1946) của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Bức thư Bác gửi cho ngành giáo dục năm 1968 - bức thư cuối cùng trước khi Bác mất.
-
(HCM.VN) – Sinh ra trong một gia đình nhà nho trọng việc học, bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng là một nhà giáo. Người luôn quan tâm tới công tác giáo dục và đào tạo, coi "giáo dục là cốt sách hàng đầu", đồng thời, có những tư duy mới mẻ, đi trước thời đại về giáo dục.
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, luôn quan tâm chăm lo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhằm làm cho Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức đảm đương sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành những thắng lợi vẻ vang. Theo Người, việc thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ có vai trò, ý nghĩa quyết định đối với công tác tổ chức và chế độ hoạt động, lãnh đạo của Đảng.
-
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, kể từ khi tìm được con đường cứu dân cứu nước cho đến lúc vĩnh biệt chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng chăm lo, săn sóc đến sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ, dành cho họ “muôn vàn tình thân yêu” và một niềm tin vững chắc vào khả năng cách mạng to lớn của tuổi trẻ Việt Nam.