-
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc và xây dưng khối đại đoàn kết toàn dân có giá trị lí luận và thực tiễn hết sức quan trọng. Bác khẳng định trong Di chúc: Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
-
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về công tác dân vận đã xác định 3 mục tiêu, 8 nhiệm vụ trọng tâm và 35 nhóm giải pháp chủ yếu cần nghiên cứu, cụ thể hóa để tham mưu đề xuất, hướng dẫn và chủ trì tổ chức thực hiện, bảo đảm góp phần quan trọng thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng.
-
Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Theo Người, đạo đức là cái gốc của người cách mạng, không có đạo đức cách mạng không lãnh đạo được nhân dân. Người chỉ rõ: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" (1). Quan điểm của Bác là sự kế thừa có chọn lọc những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
-
Cần nhận thức về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh trên một tư duy mới. Vai trò đó trong giai đoạn cách mạng Việt Nam hiện nay và trong tương lai càng quan trọng khi xây dựng một đất nước trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; CNH, HĐH đất nước, trong thời cách mạng khoa học - công nghiệp thứ tư. Vai trò đó được thể hiện trong đường lối, chủ trương và ngay cả trong hành động của một Đảng duy nhất trong xã hội và là một Đảng cầm quyền.
-
Kế thừa truyền thống khoan dung tôn giáo của dân tộc, Hồ Chí Minh đã phát triển, nâng tầm thành tư tưởng khoan dung tôn giáo mang bản chất nhân văn của người cộng sản. Đây chính là một trong những yếu tố góp phần hình thành triết lý nhân sinh Hồ Chí Minh. Và chính triết lý nhân sinh ấy đã tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc trong tư tưởng của Người về khoan dung tôn giáo; từ đó góp phần tập hợp, đoàn kết đồng bào tôn giáo vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc phục vụ sự nghiệp cách mạng.
-
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh kết tinh và chứa đựng cả những giá trị của truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, là những chỉ dẫn hết sức quý báu cho việc xây dựng nền tảng tinh thần của dân tộc.
-
Phong cách tư duy Hồ Chí Minh gồm nhiều nội dung, trong đó phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình là nét đặc sắc về phong cách tư duy của Người. Phong cách tư duy đặc sắc này có ý nghĩa chỉ đạo hiện thực to lớn đối với các cấp lãnh đạo và đối với mỗi cá nhân chúng ta trong giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống hôm nay.
-
Giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải thường xuyên kết hợp được xây dựng đạo đức mới đi đôi với đấu tranh chống lại những hiện tượng phi đạo đức. Người ý thức sâu sắc rằng, cách mạng là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, luôn luôn có những thế lực thù địch chống phá quyết liệt.
-
Dân chủ là động lực để phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân giành thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Dân chủ, hay quyền làm chủ của nhân dân đã được đề cập nhiều trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh. Người không chỉ nói đến dân chủ, dân làm chủ, mà quan trọng hơn là nói đến dân chủ thật sự, hay “mở rộng dân chủ”, “dân chủ chân chính”, “dân chủ rộng rãi”, tức không chỉ coi dân chủ là mục tiêu mà còn coi dân chủ là phương pháp hay động lực nhằm hiện thực hóa mục tiêu.
-
Ung dung tự tại, chủ động, tự tin, cụ thể, thiết thực, hiệu quả, không xa rời mục tiêu, lý tưởng lớn là đặc điểm phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh.