• Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam

    Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, chính Người đã đặt nền móng tư tưởng, đạo đức, phong cách báo chí cách mạng Việt Nam. Lúc đương thời, dù bận trăm công ngàn việc, nhưng Người luôn quan tâm đến công tác báo chí. Người cho rằng báo chí là vũ khí chính trị, tư tưởng sắc bén, là lĩnh vực quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng.

  • Về khái niệm “đạo đức cách mạng” và việc nghiên cứu, học tập đạo đức trong đảng hiện nay

    Khái niệm đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh đề cập ở nhiều tác phẩm mà tiêu biểu nhất ở 3 tác phẩm: “Đường Cách mệnh” (1927), “Sửa đổi lối làm việc” (1947) và “Đạo đức cách mạng” (1958). Đặc biệt, trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, Hồ Chí Minh đã trình bày một cách toàn diện, hệ thống về nguồn gốc, vai trò, nội dung, giá trị của đạo đức cách mạng và nêu đầy đủ các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên. 

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thiếu niên, nhi đồng

    (HCM.VN) - Từ tình yêu thương thiếu niên, nhi đồng vô hạn, Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà giáo dục mẫu mực có nhiều luận điểm đặc sắc và giàu tính nhân văn về giáo dục thiếu niên, nhi đồng.

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng trí thức và những gợi mở cho hôm nay

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trí thức và khi giữ cương vị là người đứng đầu đất nước, Người rất quan tâm đến trí thức và vấn đề trí thức. Tư tưởng về trí thức của Hồ Chí Minh đã được hình thành ngay từ khi Người còn hoạt động ở nước ngoài và được thể hiện rõ nhất sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là trong việc thành lập các Chính phủ lúc bấy giờ.

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về tuyên truyền điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước

     (HCM.VN) - Bảy mươi mốt năm trước, ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi Thi đua ái quốc” nêu rõ mục đích, phương châm, khẩu hiệu thi đua và tin tưởng: “Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chúng ta có thể thắng lợi, chúng ta nhất định thắng lợi”.

  • Hội thảo khoa học “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh”

    (HCM.VN) - Với một phiên toàn thể và 03 phiên chuyên đề, Hội thảo khoa học “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh” sẽ diễn ra trong hai ngày 18 - 19/5, tại Hà Nội.

  • Giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ công an trong tình hình mới

    (HCM.VN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện lực lượng Công an nhân dân trưởng thành và chiến thắng, hơn ai hết Bác Hồ hiểu rõ vị trí, vai trò của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Người chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”(1). “Muốn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”(2).

  • Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đức và tài của người cán bộ trong giai đoạn hiện nay

    Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến phẩm chất và năng lực của người cán bộ cách mạng. Người cho rằng, đối với người cán bộ cách mạng, hai mặt đức và tài, phẩm chất và năng lực, không thể thiếu mặt nào, cũng không thể coi nhẹ mặt nào. Do đó, từ rất sớm Người đã dày công vun đắp để đào tạo cho Ðảng, cho đất nước một đội ngũ cán bộ vừa có đức, vừa có tài, vừa hồng lại vừa chuyên.

  • Hồ Chí Minh với chiến dịch Điện Biên Phủ

    (HCM.VN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ thiên tài, Người không chỉ sớm hoạch định đường lối đúng đắn cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà còn thường xuyên cùng Bộ Chính trị, Trung ương Đảng ta trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn. Người không chỉ động viên, thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ trước và sau những trận đánh lớn, mà còn tham dự tổng kết, rút kinh nghiệm, chỉ ra những khuyết điểm trong các trận chiến đấu. Người thực sự là linh hồn của những chiến công vang dội mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”.

  • Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng thanh niên

    Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều công sức và tình cảm cho việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng. Người luôn coi đó là vấn đề hệ trọng, cần thiết trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xem nhiều nhất

Liên kết website