-
(HCM.VN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng.
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh không những có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của cách mạng Việt Nam mà còn góp phần tích cực trong các bước tiến của nhân loại vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Đây là nhân tố không thể thiếu trong tư duy và hành động của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn tới.
-
Xây dựng Đảng về tổ chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng, có ý nghĩa then chốt trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Vấn đề này được Đảng ta kiên trì thực hiện, đặc biệt là từ khi thành lập nước năm 1945 đến nay và ngày càng khẳng định tầm quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
-
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác cán bộ. Người khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Bác không chỉ đề cập một cách rõ ràng, giản dị, dễ hiểu về vị trí, vai trò của cán bộ, cũng như công tác cán bộ, mà còn lãnh đạo Trung ương Đảng thực hành lý luận trong thực tiễn. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ chính là nền tảng, là kim chỉ nam để Đảng ta kế thừa, vận dụng linh hoạt, đáp ứng yêu cầu từng giai đoạn cách mạng...
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Dù Bác đã đi xa, nhưng tư tưởng của Người mãi là di sản vô cùng quý báu, được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vận dụng, phát huy và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội giai đoạn từ năm 1975 đến nay.
-
Với tầm nhìn của một nhà tư tưởng lớn và sự trải nghiệm thực tiễn của một lãnh tụ phong trào, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ” và trong Đảng “phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình”. Kế thừa tư tưởng đó của Người, trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi mở rộng dân chủ trong Đảng vừa là giải pháp nâng cao sức mạnh của Đảng, vừa là một nội dung đổi mới về chính trị.
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết "quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước."
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận và định hướng để Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn, tổ chức lực lượng và lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Tư tưởng của Người tiếp tục là ngọn đuốc soi đường để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta giành chiến thắng trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước trong giai đoạn 1945-1975.
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên khi đất nước đang đắm chìm trong đêm trường nô lệ; các phong trào đấu tranh yêu nước bị nhấn chìm trong bể máu. Yêu nước, thương dân, Người đã ra đi tìm đường cứu nước; đến với chủ nghĩa Mác - Lênin; sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tư tưởng và hành động thực tiễn cách mạng của Người đã soi đường, chỉ lối để Đảng ta lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 "long trời, lở đất"... Tất cả tạo nên một dấu mốc chói lọi của thời đại Hồ Chí Minh.
-
Cách đây hơn 70 năm, tháng 10-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc". Ngoài việc giáo dục đạo đức cách mạng, rèn luyện lề lối làm việc cho cán bộ, đảng viên, tác phẩm đã nêu rõ tư tưởng về kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên.