-
Phong cách tư duy Hồ Chí Minh gồm nhiều nội dung, trong đó phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình là nét đặc sắc về phong cách tư duy của Người. Phong cách tư duy đặc sắc này có ý nghĩa chỉ đạo hiện thực to lớn đối với các cấp lãnh đạo và đối với mỗi cá nhân chúng ta trong giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống hôm nay.
-
Giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải thường xuyên kết hợp được xây dựng đạo đức mới đi đôi với đấu tranh chống lại những hiện tượng phi đạo đức. Người ý thức sâu sắc rằng, cách mạng là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, luôn luôn có những thế lực thù địch chống phá quyết liệt.
-
Dân chủ là động lực để phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân giành thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Dân chủ, hay quyền làm chủ của nhân dân đã được đề cập nhiều trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh. Người không chỉ nói đến dân chủ, dân làm chủ, mà quan trọng hơn là nói đến dân chủ thật sự, hay “mở rộng dân chủ”, “dân chủ chân chính”, “dân chủ rộng rãi”, tức không chỉ coi dân chủ là mục tiêu mà còn coi dân chủ là phương pháp hay động lực nhằm hiện thực hóa mục tiêu.
-
Ung dung tự tại, chủ động, tự tin, cụ thể, thiết thực, hiệu quả, không xa rời mục tiêu, lý tưởng lớn là đặc điểm phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh.
-
Đối với dân tộc Việt Nam, tinh thần yêu nước là một nhân tố quan trọng hình thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sức mạnh của lòng yêu nước, đoàn kết dân tộc không ngừng phát triển suốt chiều dài lịch sử dân tộc ta. Giai đoạn hiện nay, càng cần phát huy tinh thần yêu nước thành sức mạnh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-
Phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những đặc điểm riêng có trong cách nghĩ và hành động của Người. Trong đó, mọi suy nghĩ, hành động của Người luôn dựa trên thực tiễn sinh động của cuộc sống. Phong cách thực tiễn của Người là sự vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm thực tiễn, trở thành nguyên tắc trong suy nghĩ và hành động. Học tập phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất lớn trong đấu tranh chống bệnh giáo điều trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay.
-
Dù không có tác phẩm riêng bàn về văn hóa nhưng qua những bài phát biểu, nói chuyện tại các Hội nghị; qua thư từ, ghi chép cá nhân, người đọc dễ nhận thấy từ rất sớm trên bước đường hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành mối quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp phát triển văn hóa và con người Việt Nam.
-
(HCM.VN) - Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục - đào tạo luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" ở nước ta hiện nay, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực.
-
Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định trí thức là một bộ phận quan trọng của dân tộc Việt Nam, “Trong các tầng lớp xã hội, người sĩ phu chiếm vị trí hàng đầu”(1). Khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi trí thức cùng các tầng lớp nhân dân khác hãy ủng hộ Đảng, gia nhập Đảng để đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
-
Bác Hồ là người am hiểu sâu sắc văn hóa và lịch sử dân tộc. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, qua các bài nói, bài viết, Bác đã thể hiện tầm hiểu biết ấy với tư cách một nhà báo, nhà văn, nhà thơ. Với tư cách của một nhà lãnh đạo, của một chính khách, trong nhiều trường hợp, Bác đã vận dụng những tri thức văn hóa và lịch sử hết sức sáng tạo.