-
Sinh ra từ Nhân dân; sống và hoạt động cách mạng trong lòng dân; cuối đời lại muốn trở về với Nhân dân, Hồ Chí Minh khảm trong di sản của mình hạt ngọc lung linh tỏa sáng, đó là tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Tư tưởng đó mãi mãi soi sáng công việc của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là công tác dân vận.
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là một trong những di sản tư tưởng bao trùm và xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Đồng thời, đây cũng là tư tưởng có ý nghĩa chỉ đạo đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước hiện nay.
-
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Ở đời và làm người phải thương nước, thương dân, thương nhân loại bị áp bức đau khổ”(1) và Người không chỉ cống hiến trọn đời cho độc lập dân tộc, tự do, ấm no và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam mà còn góp sức vào sự nghiệp giải phóng nhân loại bị áp bức, bất công trên toàn thế giới. Người để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó, tư tưởng về chăm lo đời sống nhân dân vẫn giữ nguyên giá trị, soi đường cho cách mạng Việt Nam vững bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
-
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là di sản vô giá đối với quá trình cách mạng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Cũng như nhiều nội dung cơ bản khác, tư tưởng về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ được thể hiện trong Di chúc của Người cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị to lớn, cả về lý luận và thực tiễn.
-
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu không chỉ lo lắng, đấu tranh cho dân tộc, cho đời sống đồng bào trong cảnh nước mất nhà tan cũng như khi đất nước thống nhất, mà Người còn quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em - đây luôn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Bác.
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người Cha thân yêu của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, ngay từ sớm, Người đã quan tâm chăm lo tổ chức xây dựng, phát triển ngành Quân giới - tiền thân của ngành Công nghiệp Quốc phòng và để lại những tư tưởng, định hướng chỉ đạo đến nay còn nguyên giá trị.
-
Trong các khuyết điểm của cán bộ, đảng viên được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết tại cuốn sách “Sửa đổi lối làm việc” xuất bản năm 1947, khuyết điểm đầu tiên là về tư tưởng, tức là bệnh chủ quan. Theo Người, nguyên nhân của bệnh chủ quan là: Kém lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông.
-
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ. Tư tưởng của Người về công tác cán bộ là hệ thống những vấn đề trọng yếu, cấp thiết đối với mọi đảng cầm quyền, trong đó nổi bật lên vấn đề kiểm soát quyền lực cán bộ. Việc nhận diện những căn bệnh trong sự tha hóa quyền lực để đi đến có phương pháp kiểm soát, ngăn chặn, bài trừ sự tha hóa quyền lực là một trong những điều kiện tiên quyết để củng cố và phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước ta trong thời kỳ mới.
-
Những ngày này cách đây 75 năm, Đảng và Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thắng lợi Cách mạng Tháng Tám lẫy lừng, đánh dấu mốc son chói lọi, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc. Mùa thu năm ấy, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được khai sinh với bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên đọc.
-
(HCM.VN) - Hội thảo “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý giáo dục” tạo diễn đàn để các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, hoạch định chính sách, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên chia sẻ những quan điểm, tư tưởng và vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh trong giáo dục và quản lý giáo dục.