• Lưc lượng Công an nhân dân thực hiện tốt công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng trong đảm bảo an ninh trật tự của đất nước

    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”[1]. Muốn cách mạng thành công thì Đảng phải vững mạnh, phải dựa vào dân; tổ chức vận động và lãnh đạo Nhân dân thực hiện các phong trào cách mạng, giải quyết tốt những nguyện vọng, quyền, lợi ích chính đáng, thiết thực cho Nhân dân. Tư tưởng của Người về Dân vận là kim chỉ nam trong suốt quá trình phát triển của đất nước.

  • Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “học đi đôi với hành” và vận dụng trong đào tạo, bồi dưỡng lý luận cho cán bộ

    Trong công tác giáo dục, đào tạo nói chung; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng phương châm “học đi đôi với hành”. Người coi việc thực hiện phương châm này là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên; đồng thời là tiêu chuẩn của một đảng cách mạng chân chính. Quan điểm của Người về thực hiện “học đi đôi với hành” luôn mang giá trị thời sự để Đảng ta vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận cho đội ngũ cán bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay.

  • Xây dựng đội ngũ cán bộ BĐBP theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ là một trong những viên ngọc quý, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ BĐBP nói riêng theo tư tưởng của Người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới là yêu cầu, trách nhiệm của mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng trong BĐBP.

  • Kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ

    Cán bộ và công tác cán bộ, cùng với đó là chính sách cán bộ, có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những di sản vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là những lời dạy, những chỉ dẫn của Người về vị trí, vai trò của cán bộ, về chính sách cán bộ nói chung, đặc biệt là về công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, lựa chọn, sử dụng cán bộ. Bài viết khái quát những thành quả trong việc kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước ta từ đổi mới (năm 1986) đến nay.

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới và phát triển, xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại

    Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thủ đô Hà Nội phải làm thế nào để trở thành một Thủ đô xã hội chủ nghĩa. Muốn như thế thì mỗi một xí nghiệp, mỗi một đơn vị bộ đội, mỗi một trường học, mỗi một đường phố, mỗi một cơ quan và mỗi một nông thôn ở ngoại thành phải thành một pháo đài của chủ nghĩa xã hội”(1), trong những năm qua, thành phố Hà Nội không ngừng đổi mới và phát triển để thực hiện mong muốn của Người.

  • Những chỉ dẫn của Bác Hồ về phòng, chống bệnh “suy bì” trong nội bộ

    Một trong số những “kẻ thù hung ác” của đạo đức cách mạng, của xã hội chủ nghĩa là bệnh suy bì. Sớm nhận ra những biểu hiện, tính nguy hại của bệnh “suy bì”, tị nạnh, Bác Hồ đã có những phân tích thấu đáo về nguyên nhân, chỉ ra biện pháp khắc phục. Những lời căn dặn vẫn còn tính thời sự cho đến hôm nay.

  • Giá trị thời sự từ những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đại hội Đảng

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là Người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Người đã tham dự và chỉ đạo nhiều đại hội và hội nghị quan trọng của Đảng. Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đại hội Đảng vẫn còn nguyên giá trị và soi sáng cho đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

  • Xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh

    Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, gìn giữ bản chất và truyền thống tốt đẹp của Đảng, thật sự tiêu biểu cho trí tuệ, đạo đức của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. 

  • Hồ Chí Minh và một di sản báo chí đồ sộ, mới mẻ

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sáng, người mở ra con đường mới cho nền báo chí cách mạng Việt Nam. Nếu tính từ bài báo đầu tiên “Quyền của các dân tộc thuộc địa”, đăng trên Báo Nhân Đạo vào năm 1919 đến bài báo cuối cùng “Thư trả lời Tổng thống Mỹ”, đăng trên Báo Nhân Dân năm 1969 thì ta thấy Người đã làm việc và viết báo cho tới khi trái tim ngừng đập.

  • Báo chí với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ​

    Cho đến nay, khi nói đến nền tảng tư tưởng (NTTT) của Đảng ta là vấn đề không mới nhưng luôn luôn cần được nhắc lại, thấm nhuần và ghi nhớ, giữ gìn, bảo vệ như là vấn đề sinh tử của Đảng và chế độ. Bởi vì, có được NTTT này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công bôn ba, lăn lộn khắp thế giới tìm kiếm và cuối cùng đã tìm thấy và khẳng định về mặt lý luận cũng như từ thực tiễn cách mạng thế giới.

Xem nhiều nhất

Liên kết website