-
(HCM.VN) - Thương yêu cán bộ, trước hết phải dạy cán bộ (đào tạo cán bộ). Điều không kém phần quan trọng là dùng cán bộ. Hồ Chí Minh đã lý giải rất biện chứng việc dùng cán bộ. Muốn dùng cán bộ, trước hết người lãnh đạo phải biết tu dưỡng mình, phải hiểu biết cán bộ. Hiểu biết cán bộ là việc khó...
-
(HCM.VN) – Người tốt, việc tốt phải được tuyên truyền nhiều hơn, biểu dương, khen thưởng, khích lệ, động viên nhiều hơn để tăng cường "nhân cái đẹp, dẹp cái xấu", "lấy cái tích cực đẩy lùi tiêu cực". Đấu tranh, lên án, bài trừ cái xấu là cần thiết, nhưng báo chí, truyền thông nếu tập trung quá nhiều cho việc phản ánh những cái xấu, cái tiêu cực thì vô tình đã để cho cái xấu, cái tiêu cực phủ bóng dư luận, lấn át cái tích cực, cái tốt đẹp vẫn đang diễn ra hằng ngày trong xã hội.
-
(HCM.VN) - Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hàng ngàn bài báo bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Người đã sáng lập, tổ chức, tham gia biên tập, quản lý, điều hành hàng nhiều tờ báo cách mạng trong những thời kỳ khác nhau không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Trong quá trình đó, Người đã chỉ rõ sứ mệnh của báo chí cách mạng đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc.
-
(HCM.VN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, tổ chức, chỉ đạo xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Đến nay, những lời dạy của Người về báo chí vẫn là tài sản quý đối với nền báo chí cách mạng nước nhà. Người chỉ rõ: Công việc viết báo và làm báo là “công tác cách mạng” để “phụng sự Tổ quốc”, “phụng sự Nhân dân”, “phụng sự giai cấp và nhân loại”. “Báo chí là một mặt trận”, “Cây bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng”...
-
(HCM.VN) – Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác đã mở đầu cho các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, lan rộng khắp cả nước, góp phần đắc lực vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam; là nguồn cảm hứng bất tận, có giá trị không chỉ trong quá khứ mà ngay cả với hiện tại và tương lai, là di sản vô giá mãi trường tồn với dân tộc Việt Nam!
-
Toàn văn Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tổng số 448 từ, song hàm chứa một tư tưởng lớn về thi đua yêu nước. Văn bản với những lời ngắn, câu gọn mà vẫn bao quát đầy đủ mục tiêu, ý nghĩa, nội dung, phương pháp, thành phần tham gia thi đua. Hơn thế, lời hiệu triệu này còn hàm chứa những thông điệp văn hóa sâu sắc và có giá trị vượt thời gian.
-
(HCM.VN) - Qua gần 40 năm đổi mới, chúng ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử như ngày nay nhờ nhiều nhân tố, trong đó có Thi đua yêu nước. Thời gian lùi xa càng tỏ rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về Thi đua yêu nước vẹn nguyên một tài sản tinh thần vô giá, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
-
(HCM.VN) - 75 năm sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023), sức sống và giá trị hiện thực của phong trào thi đua yêu nước sâu rộng, thiết thực trên cơ sở thấm nhuần sâu sắc vai trò của quần chúng Nhân dân trong sự nghiệp cách mạng và thi đua yêu nước chính là phát huy sức mạnh nội lực của toàn dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước vẫn hiển hiện sinh động trong thực tiễn.
-
(HCM.VN) - Ngày lãnh tụ Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, là dịp để chúng ta tôn vinh những cống hiến vĩ đại của Người. Con đường cứu nước, giải phóng dân tộc độc lập, tự cường, sáng tạo Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng hơn 90 năm qua đã giành được những thành tựu to lớn, là minh chứng khẳng định đi theo con đường mà Người đã lựa chọn, dân tộc Việt Nam sánh vai vẻ vang với cường quốc năm châu.
-
(HCM.VN) – Theo Hồ Chí Minh, thi đua yêu nước là một trong những biện pháp của quá trình vận động cách mạng, có ý nghĩa sâu sắc, rộng lớn, thi đua không chỉ khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người, mà quan trọng hơn là cải tạo bản thân con người, nêu cao tinh thần yêu nước, tinh thần quốc tế, làm cho già, trẻ, gái, trai và tất cả các tầng lớp nhân dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội đều hướng tới mục đích chung. Thi đua để mọi người đều làm việc tốt hơn, nhiều hơn và “những người thi đua là những người yêu nước nhất”.