-
(HCM.VN) - Niềm tin của nhân dân với Đảng, với chế độ là cội nguồn sức mạnh làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực để nhân dân trao gửi niềm tin và Người cũng là hiện thân của đức tin kiên cường vào “những thắng lợi cuối cùng” của cách mạng Việt Nam. 70 năm qua, niềm tin ấy luôn được Đảng củng cố, phát huy, giữ vững niềm tin của nhân dân với Đảng, và Đảng luôn vì niềm tin của nhân dân để hy sinh, phấn đấu.
-
Ngay từ giữa thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã có cái nhìn khoa học và hiện đại về phát triển xã hội, trong đó có những vấn đề mà nhiều lý thuyết phát triển ngày nay đang đặt ra như phát triển toàn diện, phát triển bền vững, phát triển nhân văn. Những vấn đề về mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và xã hội, vật chất và tinh thần… đã được Hồ Chí Minh đề cập sâu sắc trong quan niệm và thể hiện sinh động trong thực tiễn Người lãnh đạo xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
-
Những phẩm chất thiên tài kết hợp với hoạt động thực tiễn phong phú, sinh động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành cơ sở quan trọng trong việc lựa chọn con đường độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam; đồng thời thể hiện rõ tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Người, tiếp tục soi sáng con đường phát triển bền vững cho dân tộc Việt Nam hiện nay.
-
(HCM.VN) - Học tập và làm theo tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không “sợ sai”, “sợ khuyết điểm” của Bác Hồ phải trở thành việc làm thường xuyên, ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu, dần trở thành ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của mỗi tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, của từng cán bộ, đảng viên và toàn thể Nhân dân.
-
(HCM.VN) - Thương yêu cán bộ, trước hết phải dạy cán bộ (đào tạo cán bộ). Điều không kém phần quan trọng là dùng cán bộ. Hồ Chí Minh đã lý giải rất biện chứng việc dùng cán bộ. Muốn dùng cán bộ, trước hết người lãnh đạo phải biết tu dưỡng mình, phải hiểu biết cán bộ. Hiểu biết cán bộ là việc khó...
-
(HCM.VN) – Người tốt, việc tốt phải được tuyên truyền nhiều hơn, biểu dương, khen thưởng, khích lệ, động viên nhiều hơn để tăng cường "nhân cái đẹp, dẹp cái xấu", "lấy cái tích cực đẩy lùi tiêu cực". Đấu tranh, lên án, bài trừ cái xấu là cần thiết, nhưng báo chí, truyền thông nếu tập trung quá nhiều cho việc phản ánh những cái xấu, cái tiêu cực thì vô tình đã để cho cái xấu, cái tiêu cực phủ bóng dư luận, lấn át cái tích cực, cái tốt đẹp vẫn đang diễn ra hằng ngày trong xã hội.
-
(HCM.VN) - Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hàng ngàn bài báo bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Người đã sáng lập, tổ chức, tham gia biên tập, quản lý, điều hành hàng nhiều tờ báo cách mạng trong những thời kỳ khác nhau không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Trong quá trình đó, Người đã chỉ rõ sứ mệnh của báo chí cách mạng đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc.
-
(HCM.VN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, tổ chức, chỉ đạo xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Đến nay, những lời dạy của Người về báo chí vẫn là tài sản quý đối với nền báo chí cách mạng nước nhà. Người chỉ rõ: Công việc viết báo và làm báo là “công tác cách mạng” để “phụng sự Tổ quốc”, “phụng sự Nhân dân”, “phụng sự giai cấp và nhân loại”. “Báo chí là một mặt trận”, “Cây bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng”...
-
(HCM.VN) – Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác đã mở đầu cho các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, lan rộng khắp cả nước, góp phần đắc lực vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam; là nguồn cảm hứng bất tận, có giá trị không chỉ trong quá khứ mà ngay cả với hiện tại và tương lai, là di sản vô giá mãi trường tồn với dân tộc Việt Nam!
-
Toàn văn Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tổng số 448 từ, song hàm chứa một tư tưởng lớn về thi đua yêu nước. Văn bản với những lời ngắn, câu gọn mà vẫn bao quát đầy đủ mục tiêu, ý nghĩa, nội dung, phương pháp, thành phần tham gia thi đua. Hơn thế, lời hiệu triệu này còn hàm chứa những thông điệp văn hóa sâu sắc và có giá trị vượt thời gian.