-
(HCM.VN) - Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến tôn giáo, trong đó Người đã để lại hệ thống tư tưởng có giá trị sâu sắc về Phật giáo. 77 năm qua, kể từ khi Người ký Sắc lệnh thành lập Hội Phật giáo Việt Nam, đến nay, những quan điểm của Người về Phật giáo vẫn vẹn nguyên giá trị.
-
Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Với nhận thức sâu sắc và nhất quán đó, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo Bác đạt nhiều kết quả tích cực, có sức lan tỏa ngày càng sâu rộng trong xã hội. Những mô hình, điển hình về học tập và làm theo Bác xuất hiện ngày càng nhiều, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.
-
Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh không tập trung bàn riêng về tự do và tất yếu; song, trong những bài viết, bài nói của Người, chúng ta nhận thấy khá rõ quan điểm khẳng định về mối quan hệ biện chứng giữa tự do và tất yếu, giữa tự do và bổn phận của mỗi công dân trên con đường phấn đấu để đi tới thắng lợi cuối cùng là xây dựng đất nước ta ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, nhằm tạo dựng “nền tự do và hạnh phúc cho con cháu muôn đời sau”.
-
(HCM.VN) - 78 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, đặc biệt là sau 37 năm đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế, mỗi người dân Việt Nam càng thấy thấm thía hơn hành trình đấu tranh vì độc lập, tự do; giá trị của độc lập, tự do mà mỗi người dân Việt Nam được thụ hưởng kể từ sau ngày 2/9/1945.
-
Tâm nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được ghi trong Di chúc “một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Tâm nguyện ấy cũng là khát vọng phát triển của Người, được ấp ủ từ ngày đi tìm đường cứu nước, từ Cách mạng Tháng Tám - Cách mạng giải phóng mà ngày nay toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức thực hiện.
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến giai cấp nông dân Việt Nam - lực lượng rất to lớn của dân tộc. Xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh theo tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ trương nhất quán của Đảng, góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
-
(HCM.VN) -Con đường đi tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là quá trình Đảng ta tổ chức tập hợp, huy động đoàn kết mọi lực lượng yêu nước. Đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ lịch sử. Sử ta dạy cho ta bài học này: “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” (1).
-
(HCM.VN) – Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong những thắng lợi nổi bật nhất, vĩ đại nhất của Cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Thắng lợi đó gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta.
-
(HCM.VN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là Người sáng lập, lãnh đạo Đảng ta, để lại di sản to lớn về tư tưởng, lý luận, mà Người còn có những bài nói, bài giảng răn dạy, chỉ bảo cụ thể cho mỗi cán bộ, đảng viên học tập và làm theo. Kỷ niệm 70 năm (17/8/1953 - 17/8/2023) Bác Hồ nói về “Cách viết” tại Lớp Chỉnh Đảng Trung ương, mỗi chúng ta đã, đang và đều sẽ học tập, rèn luyện cách viết để hoàn thiện nhân cách của chính mình, bởi lẽ văn là người.
-
(HCM.VN) - Bằng những quyết định lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không chỉ sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng Đảng đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, mà ở vào những thời điểm có tính bước ngoặt, Người còn hành động một cách kiên quyết, kịp thời và nhanh chóng để lãnh đạo Nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng mùa thu năm 1945, sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.