-
(HCM.VN) - Cách đây hơn 100 năm, ngày 07-11-1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản (B) Nga đứng đầu là V.I. Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga vùng dậy khởi nghĩa, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản và phản cách mạng, lập nên Nhà nước Xô-viết. Cách mạng Tháng Mười Nga, cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới nổ ra và giành thắng lợi làm rung chuyển thế giới, để lại những phương pháp cũng như những bài học kinh nghiệm vô giá cho các quốc gia, dân tộc trong cuộc đấu tranh cách mạng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
-
Ngày 25/10/2021, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được trong đó có nhiều điểm mới so với Quy định 47-QĐ/TW ngày 1/11/2011. Một trong điểm mới là Đảng làm rõ và bổ sung thêm biểu hiện căn bệnh quan liêu ở Điều 3: “Thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng”. Có thể nói, đó là sự bổ sung xác đáng từ nhận thức sâu sắc về thực trạng và tác hại của căn bệnh quan liêu, xa dân, vô cảm với dân đã tồn tại dai dẳng, thậm chí có mặt diễn biến phức tạp hơn trong đội ngũ cán bộ, đảng viên - căn bệnh mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: bệnh quan liêu, xa dân là nguy cơ lớn nhất của đảng cầm quyền.
-
Trong 35 năm đổi mới và hội nhập, việc tích cực triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đạo đức thanh niên đến các cấp, các ngành và gia đình đã giúp tuổi trẻ Việt Nam ngày càng có môi trường, điều kiện tốt hơn để học tập, rèn luyện, trưởng thành, nâng cao trình độ, hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, từng bước hoàn thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
-
Những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, là tình cảm, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - người tổ chức, giáo dục, rèn luyện Quân đội ta, người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân. Phát huy những kết quả đạt được, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quán triệt sâu sắc Kết luận số 01-CT/TW, ngày 18-5-2021, của Bộ Chính trị khóa XIII, triển khai đồng bộ các chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập và làm theo Bác trong toàn quân.
-
(HCM.VN) - Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và đánh giá cao vai trò của phụ nữ Việt Nam trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Người xác định phụ nữ là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhận thấy phụ nữ có nhiều khả năng làm lãnh đạo, từ cấp cơ sở đến trung ương, đo đó, Người đề nghị Đảng, Chính phủ và các cấp, các ngành phải đặc biệt chú ý, cất nhắc phụ nữ vào đúng những vị trí, chức vụ phù hợp với khả năng để chị em có điều kiện phát huy năng lực của mình.
-
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này, cần nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhà nước trong bối cảnh hiện nay.
-
(HCM.VN) - 76 năm trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư “Gửi giới công thương Việt Nam”. Trong đó thể hiện sự quan tâm cũng như tư tưởng chỉ đạo của Người về vấn đề kinh tế tư bản tư nhân. Cho đến nay, quan điểm đó vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn sâu sắc.
-
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện tấm lòng trân trọng, mối quan tâm sâu sắc giàu tình nhân ái và những mong muốn thiết tha về Hà Nội. Với Hà Nội, Người xác định vị trí “đầu tàu”, “gương mẫu” của nơi mà “cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta” nên Người mong muốn làm sao để cho Hà Nội thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần.
-
(HCM.VN) - Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục nói chung và giáo dục lý luận chính trị nói riêng luôn có ý nghĩa sâu sắc đối với cách mạng Việt Nam. Nhận thấy vai trò cũng như tầm quan trọng của giáo dục lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải chú trọng học tập, nghiên cứu, nắm vững lý luận, nâng cao bản lĩnh chính trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và học tập lý luận chính trị là nhiệm vụ cần thiết của mỗi cán bộ, đảng viên.
-
Đảng ta thường xuyên nhấn mạnh, một trong những yêu cầu quan trọng trong công tác cán bộ là tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên,… gắn với tiếp tục đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Để xây dựng đạo đức trong sáng, tận tâm phục vụ nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, thì việc vận dụng sáng tạo tư tưởng về “liêm chính” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.
-
(HCM.VN) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng và quan tâm đến người cao tuổi. Người luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt cuộc đời, dù bận nhiều việc nhưng Hồ Chí Minh vẫn luôn dành cho người cao tuổi Việt Nam những tình cảm ân cần và sự quan tâm sâu sắc.
-
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn đau đáu tìm kiếm người tài đức, thành tâm trân trọng và sử dụng họ phục vụ cho nhân dân, cho đất nước. Với trường hợp Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Chí Minh đã rất kiên trì, kiên quyết để mời Cụ tham gia và đảm nhiệm vị trí quan trọng trong Chính phủ liên hiệp. Và có lẽ, chỉ có Hồ Chí Minh mới đủ tầm, tâm, trí để quy tụ được Huỳnh Thúc Kháng – một bậc chí sĩ “học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao”, cũng đã từng nhiều lần từ chối những lời mời gọi hợp tác. Tham gia Chính phủ Liên hiệp ở tuổi 70 “xưa nay hiếm”, Huỳnh Thúc Kháng đã có những đóng góp to lớn cho cách mạng, trong thời điểm vận mệnh dân tộc đứng trước tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”.