-
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình yêu thương vô hạn và sự trân quý cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với thương binh, liệt sĩ. Người là tấm gương sáng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với thương binh, liệt sĩ. Đó cũng chính là thể hiện rõ nét nhất về tính nhân bản, nhân đạo và nhân văn trong di sản tư tưởng của Người.
-
(HCM.VN) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến thương binh, liệt sỹ, những người có công với cách mạng, đã cống hiến xương máu, hy sinh tính mạng để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Người vẫn luôn dành thời gian để thăm hỏi, động viên thương binh, gia đình liệt sỹ, những người có công với đất nước.
-
Tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh về quan tâm tới thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công là cơ sở định hướng quan trọng cho công tác chăm lo đời sống thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công giai đoạn hiện nay.
-
(HCM.VN) - Hồ Chí Minh - nguồn cảm hứng bất tận của cách mạng và thơ ca… bởi Người không chỉ gắn liền với con đường cách mạng Việt Nam, với hành trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước mà còn bởi chính tư tưởng, đạo đức cách mạng và phong cách của Người lan tỏa, lay động từng tâm hồn mỗi con người.
-
(HCM.VN) - Chăm lo đời sống cho nhân dân để an dân, giữ yên đất nước có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động tổ chức, điều hành và quản lý xã hội của Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người cống hiến trọn đời cho độc lập dân tộc, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Những quan điểm, tư tưởng của Người về an sinh xã hội, chăm lo cho đời sống nhân dân, đến nay vẫn còn nguyên giá trị và được Đảng, Nhà nước Việt Nam vận dụng, phát huy trong mọi thời kỳ lịch sử, nhất là trong bối cảnh mới hiện nay.
-
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của Đảng, nhân dân, dân tộc ta; Người sáng lập, rèn luyện Đảng ta; là danh nhân văn hóa thế giới; là chiến sĩ cộng sản kiệt xuất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động thế giới, mà còn là người sáng lập, đặt nền móng cho những tổ chức chính trị, quân sự, xã hội, các tổ chức văn hóa, trong đó có báo chí cách mạng nước nhà.
-
(HCM.VN) - Tuyên truyền đối ngoại có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận rõ vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền đối ngoại với nhiệm vụ trọng tâm là làm cho nhân dân trong nước hiểu và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc xâm lược và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống áp bức, bóc lột của nhân dân Việt Nam.
-
(HCM.VN) – 50 năm viết báo (1919-1969), viết hơn 2.000 bài báo với trên 100 bút danh, khởi xướng và sáng lập gần chục tờ báo, tạp chí, mở các lớp dạy viết báo…, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một nhà báo vĩ đại, người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam.
-
(HCM.VN) – Với nội dung ngắn gọn trong "Tư cách một người cách mệnh", có thể thấy ngay từ khi chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không chỉ nhận thức sâu sắc vai trò của đạo đức; yêu cầu người cán bộ, đảng viên phải rèn luyện đạo đức cách mạng mà còn coi đạo đức là gốc, là nền tảng, liên quan đến sự thành bại của sự nghiệp cách mạng.
-
Tròn 65 năm từ ngày Bác Hồ về thăm tỉnh Quảng Bình (16-6-1957 - 16-6-2022), những lời dạy, tình cảm sâu nặng của Bác Hồ đã trở thành động lực to lớn đối với địa phương. Khắc ghi lời dạy của Bác, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Bình không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ, đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và đang ra sức phấn đấu sớm trở thành tỉnh phát triển khá ở khu vực Bắc Trung Bộ.
-
Ngày nay, báo chí nước ta đã phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, cả đội ngũ lẫn loại hình, đặc biệt là các loại hình báo chí hiện đại gắn liền với công nghệ số và Internet, nhưng có một vấn đề trong sáng tạo và tiếp nhận báo chí tưởng như bất biến, đó là dân chủ hóa thông tin.
-
(HCM.VN) - Kỷ niệm 111 năm (5-6-1911 – 5-6-2022), Ngày lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc; là dịp để chúng ta ôn lại những năm tháng khó khăn, gian khổ, cả dân tộc chìm đắm trong đêm dài nô lệ, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết định rời bến cảng Nhà Rồng với khát vọng mãnh liệt - cứu nước, cứu nòi. Trên hành trình bôn ba nơi xứ người, với nhiều trải nghiệm quý báu, qua nhiều năm tháng, trong từng dấu ấn khác nhau, đã giúp Người tìm thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, con đường cách mạng vô sản, con đường duy nhất đúng để cứu nước, giải phóng dân tộc.