​ Sự ra đời và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 2 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 2 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Đảng Cộng sản Việt Nam - chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam ra đời mang bản chất giai cấp công nhân, Đảng là lãnh tụ chính trị, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam. Do đó, lợi ích của Đảng trước hết đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động, lợi ích của toàn dân tộc.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng không chỉ là lãnh tụ chính trị, đội tiên phong và đại biểu cho lợi ích của giai cấp, của dân tộc mà Đảng còn là lãnh tụ chính trị, đội tiên phong và đại biểu cho lợi ích của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Đảng phải vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

90 năm qua, Đảng ta đã từng bư­ớc thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. 15 năm sau khi thành lập, Đảng đã lãnh đạo cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đánh đuổi đế quốc, thực dân, lật đổ chế độ phong kiến, lập ra nhà nư­ớc công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á; mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam-kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Khi thực dân Pháp trở lại xâm l­ược Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam đã nghe theo lời kêu gọi của Đảng, của lãnh tụ Hồ Chí Minh, lên đư­ờng kháng chiến giải phóng dân tộc và cuối cùng đã giành đ­ược thắng lợi to lớn, đánh thắng đế quốc xâm l­ược; lập lại hoà bình ở miền Bắc Việt Nam. Trong hoàn cảnh đất nư­ớc tạm bị chia làm hai miền, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân cả n­ước tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Khi Mỹ đ­ưa quân vào xâm l­ược ở miền Nam (1965), tiến hành chiến tranh cục bộ đánh phá các căn cứ cách mạng ở miền Nam và mở rộng chiến tranh xâm l­ược ra miền Bắc (1964), Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân cả nước đánh cho Mỹ cút (1973), đánh cho ngụy nhào, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (4-1975), đ­ưa cả n­ước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Những thành tựu to lớn hơn 30 năm đổi mới, chúng ta có thể khẳng định một cách có cơ sở khoa học, đư­ợc trang bị bằng chủ nghĩa Mác-Lênin, t­ư tư­ởng Hồ Chí Minh, được các tầng lớp nhân dân ủng hộ, tin tưởng đi theo Đảng có đủ bản lĩnh, trí tuệ, khả năng lãnh đạo nhân dân Việt Nam không chỉ thắng lợi trong đấu tranh giành và giữ chính quyền trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, mà cả trong xây dựng phát triển kinh tế, xây dựng đất n­ước theo mục tiêu: “dân giàu, n­ước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Ngày nay, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới. Những mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam do Đảng ta xác định từ những năm 30 của thế kỷ trước, đến nay đang đ­ược thực hiện. Đất n­ước đã đ­ược độc lập, nhân dân đư­ợc tự do. Tuy nhiên, đời sống của nhân dân lao động vẫn còn nhiều khó khăn. Kinh tế đất n­ước vẫn chưa phát triển mạnh. Đảng ta chỉ rõ: “nguy cơ “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, ... sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham những, lãng phí”(2),...chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch, cơ hội đã đẩy mạnh nhiều hoạt động thâm độc, nhằm gây chia rẽ, mất đoàn kết từ bên trong nội bộ Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi Đảng ta đang tiến hành các bước quán triệt, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng thì các thủ đoạn chống phá Đảng đòi “đổi mới thể chế chính trị” ở Việt Nam càng được chúng thực hiện ráo riết hơn. Trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết kích động gây ra sự bất ổn về chính trị ở một số nơi. Họ tuyên truyền, xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo sự thật, “kích động lôi kéo những người bất mãn với chế độ, bôi nhọ, nói xấu cấp ủy, chính quyền địa phương... gây ra sự hoài nghi về vai trò, khả năng lãnh đạo của Đảng, từng bước làm mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng; tiến đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với giai cấp, dân tộc xã hội; họ yêu sách Đảng cần phải nhường quyền lãnh đạo cho các lực lượng đối lập khác, cần đa nguyên, đa đảng ….

Thực tiễn khẳng định vai trò lãnh đạo đối với giai cấp và xã hội hay không, chỉ có người dân Việt Nam mới có quyền trả lời điều đó. Có thể nói, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với giai cấp, dân tộc và xã hội được xây dựng trên cơ sở pháp lý và đồng thuận (điều lệ, quy định) của các tổ chức có liên quan, không phải do Điều lệ Đảng “cố tình” quy định. Đây là một yếu tố quan trọng, bảo đảm tính chính danh đầy đủ được quy định tại Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng. Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng có hiệu lực, hiệu quả; bản lĩnh chính trị của Đảng, của các tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên”(3). Vấn đề đặt ra là mọi tổ chức đảng, từ Trung ương đến cơ sở, cán bộ, đảng viên phải nắm vững toàn bộ nội dung xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ và phương thức lãnh đạo. Đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách và lề lối làm việc thật sự dân chủ, thiết thực, nói đi đôi với làm. Quán triệt và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đó là những vấn đề vừa cơ bản vừa cấp thiết nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Bởi vậy, Đảng cần kế thừa và phát triển những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Đảng cần tích cực tổng kết thực tiễn kết hợp với nghiên cứu lý luận để nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về vai trò lãnh đạo của Đảng, không ngừng bổ sung, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, xã hội nói chung và các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nói riêng trong thời kỳ mới./.

 -----------------------

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. CTQG, H, 2001, tr.12.

(2)  Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Nxb CTQG-ST, H. 2016, tr.18-19.

(3) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Nxb CTQG-ST, H.2016, tr.199.

 

 

 

 

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Liên kết website