"Uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa" theo tư tưởng Hồ Chí Minh

 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy : “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải yêu thương và giúp đỡ họ” [1] . Thấm nhuần sâu sắc và thực hiện lời dạy bảo ân cần của Người, Đảng, Nhà nước, nhân dân và lực lượng vũ trang ta luôn luôn trân trọng, ghi nhớ công ơn và làm nhiều việc tốt “đ ề n ơn đáp nghĩa” đối với những người có công với cách mạng. Trong thư gửi Ban tổ chức ngày thương binh, liệt sĩ 27-7-1948, Người đã viết: “Thương binh là những người đã hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đó đã ốm yếu. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn và giúp đỡ những người anh dũng ấy” [2] . Trong Di chúc trước lúc đi xa Bác Hồ không quên căn dặn: Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi một người để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh. Người lại nhắc nhở: “Đối với các liệt sĩ, m ỗ i địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia tưởng niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta". Người cũng chu đáo, quan tâm đối với cha mẹ, vợ con của thương binh và liệt sĩ (người có công với nước) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì "chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét” [3] .

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về chính sách xã hội đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng cần có những giải pháp thiết thực, cơ bản sau:

Trước hết, cần phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nhận thức đúng mục đích, ý nghĩa của chính sách thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Đây là vấn đề quan trọng, tạo cơ sở cho việc thống nhất nhận thức và hành động của toàn xã hội, đảm bảo cho công tác này phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, đạt được hiệu quả thiết thực. Công tác giáo d ục  tuyên truyền cần tập trung làm cho mọi đối tượng, nhất là đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thương binh, liệt sĩ, chính sách xã hội, trong đó có hậu phương quân đội cũng như truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc ta, góp phần tích cực vào việc giữ vững ổn định chính trị-xã hội ở từng địa phương và trên cả nước, tạo động lực xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, củng cố quốc phòng, an ninh; phát huy đầy đủ tình cảm, ý thức trách nhiệm c ủa  toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong thực hiện có hiệu quả công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với nước.

  Hai là, quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chính sách và pháp luật của Nhà nước về thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng . Các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến các địa phương cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về thực hiện chủ trương, chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng; đồng thời chủ động xác định kế hoạch, giải pháp thực hiện phù hợp với đặc điểm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị, địa phương cần gắn công tác này với nhiệm vụ chính trị được giao; chú ý kết hợp chặt chẽ với công tác dân vận, xây dựng cơ sở chính trị-xã hội địa phương vững mạnh.

Ba là, tiếp tục giải quyết các tồn đọng chính sách trong chiến tranh theo quy định hiện hành . Theo đó, triển khai nghiêm túc Kế hoạch 1696/KH-CT của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, thực hiện chặt chẽ, chu đáo các chế độ đối với người bị thương, bị bệnh, thân nhân các liệt sĩ; đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và trên các nước bạn (Lào, Campuchia). Các đơn vị phải đề cao trách nhiệm, tính chủ động của cấp ủy, chỉ huy và vai trò của cán b ộ  các cấp và chính quyền các địa phương, đơn vị làm nhiệm vụ quy tập mộ liệt sĩ; mặt khác,  cần phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng, vận động phong trào “cung cấp th ô ng tin mộ liệt sĩ” trên phạm vi cả nước, của những đồng đội liệt sĩ đang sống và đồng bào đang làm ăn sinh sống ở trong và ngoài nước; triệt để khai thác các nguồn th ô ng tin lưu tr ữ , đẩy nhanh công tác giải mã ký hiệu các đơn vị trong thời kỳ chiến tranh,…

Bốn là, kiện toàn tổ chức biên chế, xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của Ngành và cơ quan chính sách các cấp, nhất là ở các địa phương cơ sở, nhằm bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất và chuyên sâu, khắc phục những chồng chéo, phân tán;  nâng cao năng lực tham mưu, đề xuất, thường xuyên rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh phù hợp với thực tiễn của các lực lượng vũ trang nhân dân, sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; chủ động phối hợp chặt chẽ và phát huy vai trò các cơ quan chức năng trong và ngoài quân đội,…bảo đảm không ngừng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng. Cùng với đó, lãnh đạo, chỉ huy các cấp, các bộ, ngành cần chú trọng giáo dục, rèn luyện nâng cao năng lực công tác, phẩm chất năng lực chính trị, phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ Ngành chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới./.



[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập,  tập 5, tr 12.  Nxb CTQG, H.2000. 

[2] Hồ Chí Minh, Toàn tập , tập 5, tr. 175. Nxb CTQG, H. 2000.

[3] Hồ Chí Minh, Toàn tập , tập 12,  tr. 503. Nxb CTQG. H.2000.      

 

Đại tá, PGS, TS KHQS Trần Nam Chuân, Viện Chiến lược Quốc phòng/BQP


Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Liên kết website