-
Phong cách sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều nét đã trở thành huyền thoại không những đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với cả thế giới. Đạo đức, phong cách, tư tưởng, sự nghiệp Hồ Chí Minh đã trở thành bất tử trong lòng dân tộc, mãi mãi là tấm gương cho mọi người phấn đấu học tập và làm theo. Cuộc sống riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự hòa nhập với cuộc đời công mà Người đã hiến dâng tất cả cho nhân dân, cho đất nước, cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng toàn thế giới.
-
Là một nhà văn hoá kiệt xuất, ở Hồ Chí Minh hội tụ đầy đủ những tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, điển hình của nhân cách con người Việt Nam. Một trong những đặc trưng cơ bản của văn hóa Hồ Chí Minh được thể hiện đậm nét, mang dấu ấn riêng, rất đặc thù và rất Hồ Chí Minh đó là văn hóa ứng xử.
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế được hình thành và phát triển trên nền tảng truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc; trên cơ sở thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối của Quốc tế Cộng sản; từ thực tiễn hoạt động cách mạng sôi nổi của Người gắn liền với những thời kỳ trưởng thành của Đảng và cách mạng Việt Nam, với tiến trình cách mạng thế giới.
-
Học tập là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Những giá trị của truyền thống học tập của dân tộc được kết tinh trong nhân cách và tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân năm học mới (2016 - 2017) với nhiều hứa hẹn mới, ôn lại và tôn vinh những giá trị hiếu học của dân tộc ta, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng chính là lời chào mừng năm học mới với những kỳ vọng mới ở thế hệ tương lai của đất nước.
-
1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về nội chính và công tác nội chính
-
(HCM.VN) - Tư tưởng, tình cảm và những cử chỉ, hành động của Người đối với người cao tuổi, là hình ảnh tiêu biểu và sinh động về triết lý sống, nhân văn và văn hoá của người Việt đối với người cao tuổi.
-
Tư tưởng khoan dung, hòa bình, hòa hiếu là truyền thống nhân văn được hun đúc từ ngàn năm lịch sử của nhân dân Việt Nam. Truyền thống đó xuyên suốt từ truyền thống tới hiện đại, là hòa bình, hòa hiếu và chính nghĩa. Trong Binh thư yếu lược, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã viết: “ Hòa mục là đạo rất hay trong việc trị nước hành binh. Hòa ở trong nước thì ít phải dùng binh, hòa ở ngoài biên thì không sợ báo động”[1]. Phan Huy Chú đã đúc kết từ trong lịch sử: “ Trong việc trị nước, hòa hiếu với láng giềng là việc lớn”[2]. Đối với nhân dân: "Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc. Đó là thượng sách giữ nước" (Trần Hưng Đạo). Đối với kẻ thù đã quy hàng: "Lấy khoan hồng để bụng hiếu sinh", (Nguyễn Trãi). Khoan dung Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống khoan dung của dân tộc kết hợp với tinh hoa thời đại. Sự kế thừa và kết hợp đó đã làm thắm đượm thêm truyền thống khoan dung của con người Việt Nam và nâng truyền thống đó lên một tầm cao mới. Khoan dung, nhân ái Hồ Chí Minh là một nét đặc sắc trong tư tưởng nhân văn của Người.
-
Hướng tới Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) xin trân trọng trích giới thiệu tài liệu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan điểm sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc trong cuốn sách “Một số vấn đề xây dựng ngành Y tế phát triển ở Việt Nam” của Cố Giáo sư - TS Đỗ Nguyên Phương, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế.
-
Trong xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Ba mặt xây dựng Đảng này tạo thành thế vững chắc; là cơ sở lý luận và thực tiễn của Đảng, dẫn đến thành công...
-
Tư tưởng về Đảng lãnh đạo quân đội là một bộ phận hợp thành, giữ vai trò trọng yếu trong tư tưởng quân sự của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng của Người về tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng.