-
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, chính Người đã đặt nền móng tư tưởng, đạo đức, phong cách báo chí cách mạng Việt Nam. Lúc đương thời, dù bận trăm công ngàn việc, nhưng Người luôn quan tâm đến công tác báo chí. Người cho rằng báo chí là vũ khí chính trị, tư tưởng sắc bén, là lĩnh vực quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng.
-
Khái niệm đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh đề cập ở nhiều tác phẩm mà tiêu biểu nhất ở 3 tác phẩm: “Đường Cách mệnh” (1927), “Sửa đổi lối làm việc” (1947) và “Đạo đức cách mạng” (1958). Đặc biệt, trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, Hồ Chí Minh đã trình bày một cách toàn diện, hệ thống về nguồn gốc, vai trò, nội dung, giá trị của đạo đức cách mạng và nêu đầy đủ các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên.
-
(HCM.VN) - Từ tình yêu thương thiếu niên, nhi đồng vô hạn, Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà giáo dục mẫu mực có nhiều luận điểm đặc sắc và giàu tính nhân văn về giáo dục thiếu niên, nhi đồng.
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trí thức và khi giữ cương vị là người đứng đầu đất nước, Người rất quan tâm đến trí thức và vấn đề trí thức. Tư tưởng về trí thức của Hồ Chí Minh đã được hình thành ngay từ khi Người còn hoạt động ở nước ngoài và được thể hiện rõ nhất sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là trong việc thành lập các Chính phủ lúc bấy giờ.
-
(HCM.VN) - Bảy mươi mốt năm trước, ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi Thi đua ái quốc” nêu rõ mục đích, phương châm, khẩu hiệu thi đua và tin tưởng: “Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chúng ta có thể thắng lợi, chúng ta nhất định thắng lợi”.
-
(HCM.VN) - Với một phiên toàn thể và 03 phiên chuyên đề, Hội thảo khoa học “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh” sẽ diễn ra trong hai ngày 18 - 19/5, tại Hà Nội.
-
(HCM.VN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện lực lượng Công an nhân dân trưởng thành và chiến thắng, hơn ai hết Bác Hồ hiểu rõ vị trí, vai trò của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Người chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”(1). “Muốn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”(2).
-
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến phẩm chất và năng lực của người cán bộ cách mạng. Người cho rằng, đối với người cán bộ cách mạng, hai mặt đức và tài, phẩm chất và năng lực, không thể thiếu mặt nào, cũng không thể coi nhẹ mặt nào. Do đó, từ rất sớm Người đã dày công vun đắp để đào tạo cho Ðảng, cho đất nước một đội ngũ cán bộ vừa có đức, vừa có tài, vừa hồng lại vừa chuyên.
-
(HCM.VN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ thiên tài, Người không chỉ sớm hoạch định đường lối đúng đắn cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà còn thường xuyên cùng Bộ Chính trị, Trung ương Đảng ta trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn. Người không chỉ động viên, thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ trước và sau những trận đánh lớn, mà còn tham dự tổng kết, rút kinh nghiệm, chỉ ra những khuyết điểm trong các trận chiến đấu. Người thực sự là linh hồn của những chiến công vang dội mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”.
-
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều công sức và tình cảm cho việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng. Người luôn coi đó là vấn đề hệ trọng, cần thiết trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-
(HCM.VN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà chiến lược quân sự thiên tài, Người không chỉ sớm hoạch định đường lối đúng đắn cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà còn thường xuyên cùng Bộ Chính trị, Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo và tham gia duyệt kế hoạch nhiều chiến dịch, tham dự tổng kết, rút kinh nghiệm, chỉ ra những khuyết điểm cần tránh trong các chiến dịch lớn. Người thực sự là linh hồn của những chiến công vang dội mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”. Đặc biệt, Người đã luận giải rõ ý nghĩa của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 trên cả hai phương diện: lịch sử và thời đại.
-
Ngày nay, những ai là người Việt Nam biết chơi cờ tướng đều thích ngâm nga “Lạc nước hai xe đành bỏ phí/Gặp thời một tốt cũng thành công”. Đây là hai câu trong bài Học đánh cờ (Học dịch kỳ)(1) trong tập thơ Nhật ký trong tù (Ngục trung nhật ký) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Người sáng tác từ 29/8/1942 đến 10/9/1943, khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc.