Tuyên Quang: Học và làm theo Bác từ những người đứng đầu

Học và làm theo Bác từ những người đứng đầu

Xác định việc thực hiện Chỉ thị 05 phải được thực hiện trong cả hệ thống chính trị, mà trước hết là người đứng đầu, Đảng bộ Tuyên Quang đã yêu cầu mỗi cán bộ đứng đầu phải đăng ký nhóm nhiệm vụ trọng tâm, lựa chọn, thực hiện nội dung đột phá gắn với trách nhiệm của mình và yêu cầu thực tiễn ở cơ sở; phải xây dựng kếhoạch, biện pháp chỉ đạo để thực hiện và báo cáo kết quả với BanThường vụ Tỉnh uỷ. Có thể nêu một số nội dung đăng ký cụ thể như: Bí thư Huyện ủy Na Hang đăng ký nội dung tập trung lãnh đạo sản xuất nông nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa; Bí thư Thành ủy Thành phố đăng ký tập trung chỉ đạo việc sáp nhập,nâng cao chất lượng hoạt động của thôn, tổ dân phố. Chánh Thanh tra tỉnh đăng ký nội dung tham mưu giải quyết các vụ việc đơn thư khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài; Giám đốc Sở NN&PTNT với việc đột phá là tham mưu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế lâm nghiệp hiệu quả, bền vững….

 Cán bộ chủ chốt tỉnh Tuyên Quang tại điểm cầu Tuyên Quang trong

Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Tập thể cấp ủy các cấp cũng phải lựa chọn nhiệm vụ trọng tâm, thiết thực như: Ban Thường vụ Huyện ủy Hàm Yên lựa chọn nội dung đột phá là“Chỉnh trang đô thị thị trấn Tân Yên” trong đó tập trung thực hiện chỉnh trang đường phố, ngõ xóm tại các khu dân cư, làm đường chiếu sáng, treo cờ Tổ quốc, quản lý đất đai, xây dựng hành lang đường nội thị, gắn biển số nhà cho các hộ dân đã làm thay đổi bộ mặt đô thị, tạo sự phấn khởi, đồng thuận cao trong nhân dân...

Sự quan tâm sát sao trong lãnh đạo, sự quyết liệt,chủ động trong tổ chức thực hiện, sự thưng xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát khiến những kết quả, sản phẩm cụ thể và nhiều địa phương có vic trước đây để tồn đọng, kéo dài, nay được giải quyết dứt điểm, chất lượng công việc có sự chuyển biến khác biệt rõ rệt.

Việc thực hiện nội dung đột phá cũng đã thực sự phát huy vai trò, trách nhiệm gương mẫu của người đứng đầu, đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, tác phong công tác, chống bệnh thành tích, hình thức, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãnh phí, tiêu cực, nâng cao hiệu quả, hiệu suất công việc.

Sức lan tỏa của Chỉ thị 05

ởng ứng việc thực hiện Chỉ thị 05, từ sự quyết liệt của người đứng đầu, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự lan tỏa từ hiệu quả công việc, nhiều đảng viên của tỉnh Tuyên Quang đã trăn trở suy nghĩ, làm sao vừa thể hiện được năng lực bản thân, vừa thể hiện tấm lòng đối với Đảng, với đất nước, với nhân dân… Từ đó, xuất hiện nhiều tấm gương đảng viên gương mẫu, dám nghĩ, dám làm.

Bác sĩ Nguyễn Hưng Đo, Bí thư Đảng ủy, Giám đốcTrung tâm Y tế huyện Chiêm Hóa là một ví dụ. Là người đứng đầu đơn vị, bác sĩ luôn suy nghĩ, trăn trở làm sao để có thể đẩy mạnh áp dụng KHKT trong bệnh viện, nâng cao chấtợng khám và điều trị cho người bệnh; làm sao để tuyên truyền các biện pháp nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Trong thời gian qua, với tính tiên phong của người đảng viên, bác sĩ đã mạnh dạn áp dụng nhiều kỹ thuật mới trong khám, chữa bệnh, phẫu thuật, chỉ đạo lập tài khoản Facebook của bệnh viện tạo diễn đàn giải đáp những ớng mắc giữa người bệnh và cán bộ, bác sỹ trong bệnh viện... Những việc làm tưởng chừng đơn giản đó đã thực sự nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân ở tuyến cơ s, giúp người bệnh tiếp cận với bác sĩ dễ dàng hơn, có thêm kiến thức về tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

 Cô giáo Trần Thị Nga và các em học sinh bên sản phẩm“Hệ thống cảnh báo mất lái trên xe ô tô” đoạt giải Nhất tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2017 - 2018. Ảnh: baotuyenquang.com 

Cô giáo Trần Thị Nga, một đảng viên, giáo viên trẻ Trưng THPT Sơn Dương cũng luôn trăn trở để học sinh được “học đi đôi với hành”, để các em có thể ứng dụng bài học vào thực tiễn. Cô đã không ngừng nghiên cứu, mày mò tìm hiểu, hướng dẫn học sinh cùng thực hiện. Cả cô và trò đã nghiên cứu, hoàn thành 15 dự án kỹ thuật và đt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi sáng tạo như Hội thi sáng tạo kỹ thuật, Cuộc thi thanh thiếu niên nhi đồng và Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học, điển hình là: Máy chăm sóc mía đa năng, hệ thống lọc nước đa năng, lò sấy đảo chiều, hệ thống chăm sóc cây thông minh, máy tự động phân loại rác, hệ thống hút và xử lý dầu tràn, máy tuốt lạc, rô bốt phục vụ thí nghiệm, hệ thống cảnh báo mất lái trên xe ô tô... Các dự án kỹ thuật và sản phẩm của cô cùng học sinh đơn giản, hiệu quả và có tính ứng dụng cao, góp phần cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao hiệu quả lao động, cải thiện cuộc sống cho người dân các xã thuộc huyện Sơn Dương. Cô tâm sự: “Các em học sinh có rất nhiều ý tưởng sáng tạo, chỉ cần khơi gợi, động viên, mỗi em có thể trở thành một “thiên tài””.

Mô hình phát triển kinh tế tư nhân của đảng viên Phạm Đình Thắng, Trưởng ban công tác Mặt trận, Phó trưng thôn Đoàn Kết, Giám đốc Hợp tác xã Miến dong Thắng Lợi, xã Lực Hành, huyện Yên Sơn cũng là một điển hình để người dân cùng học tập. Sản phẩm miến dong của hợp tác xã được bán tại 11 tỉnh thành phố trên cảớc, hằng năm cung cấp ra thị trường100 tấn miến dong và trên 500 tấn sản phẩm tinh bột; giải quyết việc làm cho gần 140 lao động; giúp đỡ 33 hộ đã thoát nghèo. Anh tâm sự: “Đảng viên đi trưc, làng nưc theo sau. Toàn Đng đang hưởng ứng việc học và làm theo Bác, mình là đảng viên, phải thể hiện tính tiên phong, gương mẫu để nhân dân cùng làm theo”. Vui vì việc mình làm không chỉ làm giàu cho bản thân, mà còn giúp đỡ được rất nhiều người có công ăn việc làm, thoát nghèo bền vững. Và mình hoàn toàn có thể tự hào về điều đó.

Những mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả, sáng tạo, những tập thể, cá nhân điển hình xuất hiện ngày càng nhiều đã tạo ra sức lan tỏa rộng rãi, góp phần cổ vũ,động viên việc học tập và làm theo Bác, trở thành việc thường xuyên, từ đó phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của mỗi người dân. Đây cũng là minh chứng cho những tác động tích cực của Chỉ thị 05 đối với đời sống của nhân dân tỉnh Tuyên Quang, thể hiện sức sống lâu bền của Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tác dụng của việc học và làm theo Bác.

Cách làm mới có tính sáng tạo của Tuyên Quang

 Thầy thuốc Ưu tú, Thạc sĩ Nguyễn Hưng Đạo thăm khám

bệnh nhân tại Khoa Ngoại. Ảnh: Thủy Châu

Để có được thành tích này, ngay sau khi có Chỉ thị 05, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo nghiêm túc việc nghiên cứu, học tập chuyên đ toàn khóa và các chuyên đề hằng năm; trong đó đặc biệt quan tâm chỉ đạo lựa chọn nội dung đột phá, “việc làm theo” tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, khắc phục tồn tại, hạn chế chỉ ra sau kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về công tác xây dựng Đảng. Nội dung đột phá, làm theo của mỗi tập thể, cá nhân phải đạt được yêu cầu như sát với nhiệm vụ, sát với thực tiễn, tập trung giải quyết các vấn đề mà xã hội và nhân dân quan tâm, nhất là những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc, bức xúc ở cơ sở; có kết quả cụ thể, tạo được sự chuyển biến tích cực trong cơ quan đơn vị, có hiệu ứng lan tỏa rộng trong xã hội, cộng đồng.

Cũng từ năm 2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang đã xây dựng kế hoạch và lựa chọn nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của tỉnh trong thực hiện Chỉ thị là “Tư tưởng vững vàng, đạo đức trong sáng, hết lòng phục vụ nhân dân”; năm 2017, 2018 tỉnh lựa chọn nội dung đột phá là “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đổi mới tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức”.

Chỉ đạo sát sao để việc thực hiện đi vào thực chất, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các tập thể, cá nhân hằng quý và cuối năm phải kiểm điểm, đánh giá tại chi bộ về kết quả thực hiện các nội dung đột phá, đăng ký làm theo, xác định đây là nội dung cốt lõi quan trọng của việc thực hiện Chỉ thị. Đối với cơ sở, từ nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, các cấp ủy, cơ quan, đơn vị căn cứ vào tình hình cụ thể của đơn vị mình để xác định nhiệm vụ phù hợp; lựa chọn một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức,viên chức; trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết các nhiệm vụ công; những yêu cầu trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, cơ sở; những yếu kém, tồn tại trong thực tiễn để đề ra giải pháp khắc phục gắn với việc thực hiện các nghị quyết về công tác xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), kết hợp với thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua yêu nước của các địa phương, các cấp, các ngành.

Đặc biệt, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã trực tiếp xem xét và duyệt nội dung đột phá đăng ký của người đứng đầu các sở, ngành, Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện,thành phố, đồng thời giao cho các cơ quan liên quan giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện nội dung đã đăng ký. Đối với Tuyên Quang, có 21 chức danh với 33 đồng chí đăng ký nội dung đột phá để thực hiện.

Sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị, báo cáo của tỉnh Tuyên Quang khẳng định đã đạt được những kết quả rõ nét, cụ thể như: Công tác cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đổi mới tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từng bước hoàn thiện; các cơ quan cung ứng dịch vụ hành chính công tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ; triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng và vận hành chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; triển khai áp dụng hệ thống một cửa điện tử... Đến nay, đã có 580 thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh thực hiện, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính cơ bản đạt trên mức 30%, đặc biệt có những thủ tục giảm từ 50% -83% thời gian giải quyết so với quy định. Công tác cải cách hành chính được thực hiện quyết liệt, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI). Trong 2 năm liên tiếp (2017, 2018) chỉ số PCI của tỉnh đã tăng 11 bậc, đứng thứ 34/63 trong cảớc; chỉ số PAPI tăng 7 bậc, đứng thứ 17/63.

Với những thành tích đã đạt được, trong những năm qua đã có nhiều tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp biểu dương, khen thưởng, cụ thể: Có 03 tập thể, cá nhân được tặng thưởng Bằng khen của Thủớng Chính phủ; 402 lượt tập thể, 692 lưt cá nhân được biểu dương, khen thưởng... Quan trọng hơn cả, việc thực hiện Chỉ thị làm thay đổi cuộc sống của mỗi người dân Tuyên Quang.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Liên kết website