-
(HCM.VN) - Là Người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của tổ chức cơ sở đảng. Người cho rằng tổ chức cơ sở đảng là nơi nắm vững và bảo đảm cho mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Làm tốt công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở cơ sở là một yếu tố quan trọng để Đảng vững mạnh. Hạt nhân của tổ chức cơ sở đảng là chi bộ, do đó, chi bộ là gốc rễ của Đảng.
-
(HCM.VN) - Dân chủ tập trung theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nguyên tắc thống nhất, không tách rời, không có sự đối lập giữa dân chủ và tập trung. Trong đó, dân chủ không đối lập với tập trung, mà chỉ đối lập với quan liêu, chuyên chế, độc tài; còn tập trung cũng không đối lập với dân chủ mà chỉ đối lập với sự phân tán, cục bộ, bè phái, tự do vô chính phủ.
-
(HCM.VN) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Theo Người, chống chủ nghĩa cá nhân là một nội dung liên quan trực tiếp tới vận mệnh của Đảng, chất lượng, hiệu quả của bộ máy Nhà nước và quyết định sự thành bại của cách mạng. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, chống chủ nghĩa cá nhân trở thành nhiệm vụ cấp bách, vô cùng quan trọng nhằm xây dựng Đảng vững mạnh, giữ vững niềm tin của nhân dân với Đảng.
-
“Chính trị sáng suốt” trong di sản Hồ Chí Minh xét đến cùng chính nói đến cái hay, cái đẹp, và nói đến các giá trị bền vững của một nền chính trị hướng đến sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Trong giai đoạn cách mạng ở nước ta hiện nay, nghiên cứu, vận dụng quan điểm về “chính trị sáng suốt” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, đối với sự nghiệp cách mạng nói chung và công tác xây dựng Đảng về chính trị nói riêng.
-
(HCM.VN) – Trong 7 thập niên xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, có thể thấy, tư tưởng cũng như sự quan tâm, ghi nhận, đánh giá vị thế của ngành Công thương trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân trong bức thư ngày 13/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự.
-
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc khuyến khích, động viên nhân dân học tập để nâng cao nhận thức và phụng sự cho sự phát triển đất nước. Tư tưởng của Người đã được Đảng ta kế thừa và phát triển khi đưa ra chủ trương khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập để nâng cao dân trí, phát triển nhân lực ở Việt Nam hiện nay.
-
Tư tưởng “trọng dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nội dung cơ bản, quan trọng và xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Người, đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng “trọng dân” của Người trong xây dựng chính quyền vì nhân dân phục vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đề ra.
-
(HCM.VN) - Thấm nhuần quan điểm của V.I. Lênin: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng” và “chỉ Đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong”, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không chỉ vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, mà còn làm phong phú, đóng góp vào kho tàng lý luận Mác - Lênin. Tác phẩm “Thường thức chính trị” của Người có ý nghĩa to lớn cho Đảng trong học tập lý luận Mác - Lênin nhằm xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng.
-
Nói đến nhà nước kiến tạo, phục vụ là nói đến vai trò trung tâm của Nhà nước trong việc kiến tạo các đường lối, chủ trương, chính sách, tạo môi trường, điều kiện để mọi cá nhân, các tầng lớp nhân dân trong xã hội có thể phát huy năng lực, sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và cho cả dân tộc. Trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong tổ chức mô hình nhà nước và dựa vào điều kiện cụ thể, đặc thù của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng mô hình nhà nước riêng với tiêu chí hàng đầu là nhà nước kiến tạo, thật sự vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
-
(HCM.VN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về phát hiện và trọng dụng người tài. Người đã cảm hóa, lôi cuốn, thuyết phục một số trí thức nổi tiếng cả về tài và đức, học vị cao, điều kiện làm việc rất tốt ở nước ngoài, nhưng vẫn tình nguyện trở về nước “đồng cam, cộng khổ” với nhân dân tham gia chiến đấu, kiến thiết đất nước, bảo vệ Tổ quốc.