Chủ tịch Hồ Chí Minh với hoạt động báo chí tuyên truyền đối ngoại chống đế quốc, giải phóng dân tộc

Bác Hồ với các nhà ngoại giao quốc tế tại Thủ đô Hà Nội. Ảnh tư liệu

1. Tuyên truyền đối ngoại làm rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc và tình cảnh mất nước, làm nô lệ của người dân An Nam (1919 - 1925)

Sau gần 10 năm (1911-1919) bôn ba nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước phương Tây, chứng kiến nhiều cảnh đời trái ngược, Nguyễn Ái Quốc nhận rõ bộ mặt giả dối, bóc lột của chủ nghĩa tư bản và tình trạng bị áp bức, bóc lột đến tận cùng của người lao động. Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có nhiều bài viết, hoạt động nỗ lực đưa những thông tin chân thực nhất về bản chất của chủ nghĩa đế quốc và tình cảnh của người dân Đông Dương: “… từ khi bị Pháp chiếm, đất nước chúng tôi hầu như luôn luôn sống lay lắt ngày này qua ngày khác,… Ở các tỉnh, người bản xứ bị trói tay trói chân, phải gánh chịu thói tuỳ hứng, chuyên quyền của các quan cai trị người Pháp và thói tham tàn của bọn làm tôi tớ ngoan ngoãn cho chúng, bọn quan lại, sản phẩm của chế độ mới! Ấy là công lý bị bán đứt cho kẻ nào mua đắt nhất, trả giá hời nhất”[1] và “…Một bên là những người bản xứ bị dìm trong cảnh dốt nát và suy yếu bởi một hệ thống tinh khôn nhằm nhồi sọ, đần độn hoá, không lấp liếm hết được dưới một dạng giáo dục bịp bợm: họ phải đổ mồ hôi sôi nước mắt trong những lao tác nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật”[2].

Từ khi Pháp xâm lược, nhân dân An Nam phải gánh vác về mặt tài chính hàng ngàn triệu phơ răng; về sức người là hơn 100 ngàn người lao động bị trưng tập và bắt buộc đưa sang Pháp và các nơi khác. Trên tờ báo Le Populaire ngày 4-9-1919, Nguyễn Ái Quốc bày tỏ nỗi đau thương với người dân An Nam đã phải tha hương, ra đi không có ngày về: “Trong số những người lao động và binh lính An Nam ấy, đã có hàng mấy chục ngàn người ra đi mà không bao giờ còn trở lại quê hương đất nước của họ nữa, chỉ vì một lý do rất đơn giản là họ đã chết. Kẻ này thì chết vì bị tai nạn đi đường, vì công việc nặng nhọc quá sức, vì chưa thạo nghề ở trong các công binh xưởng hoặc vì những sự hành hạ tàn bạo trong các trại lính; người kia thì bị chết trong cuộc chém giết khổng lồ của châu Âu trên đất Pháp và trên những cánh đồng đầy bệnh ôn dịch của các nước vùng Bancăng”[3]. Người lột tả hình ảnh của chủ nghĩa tư bản phương Tây như con rắn nhiều đầu, đi khắp nơi để hút máu, còn “Nước Pháp thì, núp sau lá cờ ba sắc tự do, bình đẳng, bác ái, đang đưa vào các thuộc địa của nó rượu, thuốc phiện, mại dâm và gieo rắc nghèo đói, lụn bại và chết chóc cho dân bản xứ bên cạnh sự giàu sang kiếm được bằng cách bất lương của nó”[4].

 Từ năm 1920 đến năm 1925, trên các diễn đàn quốc tế, trên mặt trận báo chí và ở mọi lúc, mọi nơi, Nguyễn Ái Quốc đều tìm cách tuyên truyền về sự xâm lược, bóc lột của chủ nghĩa tư bản và sự khốn cùng của nhân dân các nước thuộc địa, đồng thời kêu gọi những người dân thuộc địa mất nước phải tăng cường công tác tuyên truyền để đoàn kết, chống xâm lược. Trên báo L’Humanite’ ngày 4-11-1920, Người vạch trần bản chất bảo hộ của chủ nghĩa thực dân Pháp: “Ở Đông Dương, chúng ta đang sống dưới sự "bảo hộ" của nước Pháp. Bảo hộ có nghĩa là che chở. Nước Pháp đang để cho hàng triệu anh em chúng ta chết đói, trong khi đó hàng nghìn người khác bị đưa sang Tiểu Á làm bia đỡ đạn.  Người ta che chở cho chúng ta như vậy đó”[5].

 Qua hàng loạt các bài viết như Quyền của những người lính chiến (1921), Vụ âm mưu ở Đông Dương (1921), Tội ác của Chủ nghĩa thực dân (1921),…, Nguyễn Ái Quốc so sánh về đời sống của người Châu Âu (thực dân xâm lược) và người bản xứ (bị xâm lược) là cả một vực thẳm cách biệt người Âu với người bản xứ. Công cuộc khai hoá văn minh của thực dân Pháp là 10 trường học, 100 quán rượu, là các đại lý thuốc phiện ngày một tăng lên, là nhà tù, máy chém. Nhân dân Pháp chân chính và cộng đồng quốc tế bị lừa dổi bởi chính sách khai hóa văn minh của Pháp ở Đông Dương. Những thông tin quý giá của Nguyễn Ái Quốc đã vén bức màn đen tối ở Đông Dương, làm cho nhiều người dân, chính khách các nước hiểu về tình cảnh bị mất nước, lầm than nô lệ của nhân dân Đông Dương, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cho những yêu sách của nhân dân thuộc địa, chống lại sự xâm lược của chính quốc.

Người nhìn thấy sức sống mãnh liệt của nhân dân các nước thuộc địa, mặc dù đang bị chủ nghĩa thực dân đầu độc bằng thuốc phiện, rượu cồn; bị nghiêm cấm mọi quyền tự do sở đẳng nhất của con người; bị kìm hãm trong sự ngu dốt, tách mọi nguồn thông tin từ thế giới bên ngoài,…Nguyễn Ái Quốc viết trên La Revue communiste: “Nói rằng Đông Dương gồm hai mươi triệu người bị bóc lột, hôm nay đã chín muồi cho một cuộc cách mạng là sai, nhưng nói rằng Đông Dương không muốn cách mạng và bằng lòng với chế độ bây giờ như các ông chủ của chúng ta thường vẫn nghĩ như thế, thì lại càng sai hơn nữa”[6] và “ Đau khổ, nghèo đói và sự đàn áp tàn bạo là những người thầy duy nhất của họ. Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến”[7].

Sự chuyển biến lớn trong tuyên truyền đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc là việc tham gia thành lập Hội Hợp tác Người cùng khổ, viết nhiều bài cho báo Le Paria (Người cùng khổ) với nhiều bút danh khác nhau: Bình đẳng (ngày 1/6/1922); Khai hóa giết người (số 5 ngày 1/8/1922); Phụ nữ An Nam và sự đô hộ của Pháp ở Đông Dương (số 15, 1923);… Đồng thời, Người cũng viết nhiều bài đăng trên các báo La Vie Ouvrière, L’Humanite’, L’Unità, Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (Le Procès de la colonisation Francaise) của Người được xuất bản trong đó có một số bài đã đăng trên báo Le Paria, La Vie Ouvrière, L’Humanite’, nội dung chủ yếu không chỉ nhằm tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc Pháp đối với các dân tộc thuộc địa, trong đó có dân tộc Việt Nam, mà quan trọng là nêu lên những luận điểm cơ bản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa; làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc, khẳng định cách mạng thuộc địa là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng vô sản thế giới…

Nhà báo Wilfred Graham Burchett trong một lần phỏng vấn Bác Hồ. Ảnh tư liệu

 2. Tuyên truyền đối ngoại, xúc tiến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1925-1930)

Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng. Người nỗ lực đưa các thông tin về tình cảnh của nhân dân Đông Dương và sự đàn áp ngày càng dã man của thực dân Pháp trên các bài báo: Lênin và Phương Đông (Báo Tiếng còi, Liên Xô, ngày 21/1/1926); Phong trào cách mạng ở Đông Dương (Tập  san Inprekorr,  tiếng  Pháp,  số  91,  ngày 14/8/1926);  Văn Minh Pháp ở Đông Dương (Tập san Inprekorr, tiếng Đức, số 17, năm 1927)… Những hình thc thông tin khác  như:  o  cáo  gửi  Quốc  tế  cộng  sản,  Thư  Hội Nông dân quốc tế… Tháng 6 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản tờ báo Thanh niên  làm cơ quan ngôn luận. Với cương vị là chủ bút của báo, Nguyễn Ái Quốc đã đăng các bài viết thể hiện tiếng nói mạnh mẽ của của người dân bị áp bức, đồng thời cũng khẳng định quyết tâm liên minh với các lực lượng tiến bộ chống chủ nghĩa thực dân. Trong 88 số đầu báo Thanh niên tập trung vào việc nêu lên mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp, giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc nói chung: “Pháp cướp nước mình, cốt là rút của dân mình. Nó coi dân mình như là người ta nuôi gà nuôi lợn vậy…Cái sự cực khổ của dân An nam đã rất mực rồi, không có dân nước nào mà khổ sở như vậy”[8]. Bên cạnh việc khơi dậy lòng căm thù chủ nghĩa thực dân, Người cũng nêu lên sự cần thiết phải chống lại nó và muốn chống lại kẻ thù thì chúng ta phải động viên tinh thần, tổ chức lực lượng cho cuộc đấu tranh để giành thắng lợi. Người cho rằng muốn đấu tranh không có con đường nào khác là làm cách mạng, chống con đường cải lương. Nhiệm vụ của báo Thanh niên và Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là phải kiên quyết, triệt để chống chủ nghĩa cải lương, khẳng định chỉ có con đường đấu tranh cách mạng mới giải phóng được dân tộc: “Cách mệnh là toàn bộ các hành động nhờ đó một dân tộc bị áp bức trở thành tự do và giàu mạnh. Lịch sử các nước dạy ta rằng chỉ có bằng cách mệnh, người ta mới có thể có một Chính phủ tốt hơn, một nền giáo dục tốt hơn”[9]. Ngay từ những số đầu, báo Thanh niên cũng nêu rõ lực lượng cách mạng là toàn dân, lấy công nông làm nền tảng và chỉ có công nông là triệt để cách mạng: “Công nông là số nhiều trong nhân dân, vả lại mục đích cách mệnh của công nông là làm lợi ích cho toàn dân chúng, mà công nông mà người nào giác ngộ thì làm mới triệt để cách mệnh”[10]. Trong các bài báo Thanh niên, Nguyễn Ái Quốc khẳng định việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước theo tinh thần của chủ nghĩa cộng sản và chỉ có đảng cộng sản lấy chủ nghĩa cộng sản làm cơ sở lý luận chỉ đạo việc tổ chức và hoạt động “Chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa chân chính, đó là cái chủ nghĩa của đảng cách mệnh mà ta phải đi theo”. Đảng cách mạng chân chính phải bao gồm những đảng viên mẫu mực; cách mạng là do quần chúng tiến hành dưới slãnh đạo của đảng cộng sản, vì vậy người cộng sản phải chăm lo tổ chức quần chúng. Thông qua các bài viết trên báo Thanh Niên, Người đã cung cấp các thông tin quý báu t bên ngoài cho người dân Vit Nam ở trong nước, người Vit Nam Trung Quc; kêu gọi người Vit Nam c ngoài đoàn kết đấu tranh giành độc lp dân tc; tuyên truyn ch nghĩa Mác và cách mạng Tháng Mười Nga; th hin rõ tôn ch, mục đích, đường lối đấu tranh ca t chc Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Với sự cố gắng nỗ lực của Nguyễn Ái Quốc, mùa Xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, là bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta. Sự ra đời của Đảng có sự đóng góp không nhỏ của công tác tuyên truyền cách mạng, nhất là tuyên truyền đối ngoại như Sách lược vắn tắt của Đảng nêu rõ “trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp”[11].


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,2011, tr10, 12.

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,2011, tr11

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,2011, tr 20.

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 31.

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 28.

[6] La Revue communiste, số 14, tháng 4-1921, tr 134.

[7] La Revue communiste, số 14, tháng 4-1921, tr 135.

[8] Báo Thanh niên số 64, ngày 10-10-1926.

[9] Báo Thanh niên số 2, ngày 28-6-1925.

[10] Báo Thanh niên số 65, ngày 17-10-1926.

[11] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 3.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Liên kết website