Bác như vẫn đang chứng kiến, cổ vũ và dõi theo chúng ta!
Ảnh tư liệu

Ảnh tư liệu

Là biểu tượng vĩ đại của tinh thần yêu nước, khí phách anh hùng và khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ truyền cảm hứng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Người đã hiến dâng trọn vẹn cả cuộc đời vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì ấm no, hạnh phúc của Nhân dân. Ngay cả cho đến khi trước lúc đi xa theo quy luật tự nhiên của đời người: “sinh, lão, bệnh, tử”, Người vẫn canh cánh trong lòng một mực lo cho nước, cho dân, cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.

Tạm biệt chúng ta, tạm biệt thế giới này để về với thế giới Người Hiền, Bác của chúng ta vẫn một mực khiêm nhưng, Người viết: "Tôi để lại mấy lời này cho đng bào, đồng chí", để rồi mấy lời theo cách nói của Người lại chính là văn kiện lịch sử đặc biệt - là bản Di chúc vô giá, trở thành Quốc bảo cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta những chỉ dẫn căn cốt để đất nước ta vững vàng tiến bước trên hành trình cách mạng… Kỷ niệm 55 năm ngày Bác đi xa, cũng là 55 năm chúng ta thực hiện Di chúc của Người, trải qua năm tháng, những lời căn dặn của Người đã được Đảng, Nhà nước ta từng bước hiện thực hóa, từ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nưc nhà cho đến công cuộc xây dựng phát triển đất nước giàu mạnh như Người hằng muôn muốn.

Đọc Di chúc của Người, chúng ta có cảm giác Bác như vẫn đang hiện hữu ở bên, chứng kiến, cổ vũ và dõi theo sự tiến triển của cách mạng Việt Nam, chia sẻ khó khăn gian khổ với công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất cũng như quá trình xây dựng phát triển đất nước của Nhân dân Việt Nam. Chỉ với hơn 1.000 từ ngắn ngọn, Di chúc của Người là kết tinh toàn bộ giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; từ những kiêu hãnh tự hào, những nhận định, khẳng định, đánh giá và dự báo thiên tài, cho đến những căn dặn ân cần, rất đỗi đời thường trong cuộc sống, Người viết: “Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, Nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc”.

Những thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam là minh chứng về những lời căn dặn, chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những dự báo chiến lược thể hiện tầm nhìn xa, trông rộng của lãnh tụ thiên tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”. Và sự thật, gần 6 năm sau, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối. Chính những nhận định, dự báo thiên tài của Người là ngọn cờ quyết thắng, linh hồn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngay cả khi người đã đi xa.

Nhìn lại 55 năm thực hiện Di chúc của Người, chúng ta càng thấy rõ hơn tầm nhìn chiến lưc, tư tưởng thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi câu, mỗi chữ trong Di chúc của Người sẽ vẫn là ngọn đuốc soi đường, định hướng cho cách mạng Việt Nam. Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người, chúng ta soi xét vào từng lời căn dặn, chúng ta tự hào đã làm được nhiều việc, chúng ta trân trọng những thành quả đã đạt đưc; nhưng chúng ta cũng rất buồn, thậm chí đau lòng về những thiếu sót, hạn chế, những tiêu cực đã, đang diễn ra trong xã hội, ngay trong Đảng vẫn còn hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị, suy thoái về đo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế ngày càng sâu rộng, trước những tác động của kinh tế thị trường, một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao có xu hướng chạy theo chủ nghĩa cá nhân; một số tổ chức Đảng có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, chưa tôn trọng và thực hiện chưa đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Việc tự phê bình và phê bình có nơi trở nên hình thức, có nơi bị lợi dụng đ đu đá, hạ bệ lẫn nhau. Bên cạnh đó, những biểu hiện cơ hội chủ nghĩa, “bè phái và lợi ích nhóm”, tính cục bộ đa phương có nơi đã xuất hiện và phá hoại sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Và chúng ta hiểu vì sao, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng ta, mở đầu bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “TRƯỚC HẾT NÓI VỀ ĐẢNG: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

Theo đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện những chỉ dẫn quý báu, mong muốn của Người theo Di chúc: "Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".

Để thỏa lòng mong ước của Người cũng chính là thực hiện tốt những lời căn dặn, chỉ dạy trong Di chúc, đội ngũ cán bộ, đảng viên cần phải gia sức học tập và làm theo Bác về tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân như Người đã khẳng định trong Di chúc: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.”

Cho dù đọc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao nhiêu lần đi chăng nữa, càng đọc chúng ta càng thấm thía những lời căn dặn của Người trong mỗi câu, mỗi chữ, những ngôn từ hết sức giản dị mà sâu sắc, gần gũi nhưng lại thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu xa. Đọc Di chúc của Người cho chúng ta cảm giác như Bác ở gần bên, 55 năm đã qua, nhưng Di chúc ca Người vẫn vẹn nguyên giá trị cho hậu thế, không chỉ trong quá khứ, hiện tại mà còn có giá trị lâu dài cho tương lai.

Để thực hiện tốt, có hiệu quả Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần lời căn dặn của Người: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Bên cạnh đó, mỗi cán bộ, đảng viên cần nhớ lại 5 lời thề trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đọc tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9.9.1969. Và đây là lời thề thứ năm: “Vĩnh biệt Người, chúng ta thề: Suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành với Đảng, với dân, xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ tịch. Noi gương Người, toàn thể Nhân dân ta, thanh niên ta nguyện ra sức trau dồi mình thành những con người mới, làm chủ đất nước, làm chủ xã hội mới, mang lá cờ bách chiến bách thắng của Hồ Chủ tịch tới đích cuối cùng”.

Thành kính tưởng nhớ Người! Chúng ta nguyện học tập và làm theo đạo đức, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện tốt, có hiệu quả những lời căn dặn trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cách tốt nhất để không phải hổ thẹn trước Anh linh của Người và các bậc tiền bối của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Liên kết website