Lan tỏa các mô hình học và làm theo Bác

Nâng cao nhận thức về biên cương Tổ quốc

Để nâng cao nhận thức, niềm tự hào của người dân, nhất là học sinh ở khu vực biên giới về truyền thống, quy định pháp luật… về bảo vệ biên cương Tổ quốc, năm học 2018 - 2019, Đồn Biên phòng Tuy Đức đã triển khai mô hình “Tiết học vùng biên”.

Đến nay, ngoài Đồn biên phòng Tuy Đức, mô hình đang được các đơn vị Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp, duy trì trong các trường học thuộc các xã biên giới. Mỗi tháng, mỗi lớp học của các trường ở các xã biên giới phối hợp với các đồn biên phòng dành 2 tiết giảng dạy lý thuyết về các kiến thức liên quan đến biên giới cho học sinh.

Trong thời gian dịch Covid - 19 đang bùng phát mạnh, Bộ đội biên phòng Đắk Nông đã thực hiện Mô hình “Tiếng loa Biên phòng" để tuyên truyền, cung cấp thông tin cần thiết cho người dân về phòng, chống dịch bệnh. Đến nay, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, cán bộ, chiến sĩ biên phòng tiếp tục sử dụng loa kéo tay, lắp trên các phương tiện để tuyên truyền cho bà con về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, những vấn đề thời sự của địa phương, tỉnh, đất nước, nhất là địa bàn khó khăn, dân cư thưa thớt.

 

 Cán bộ Đồn biên phòng Đắk Lao (Đắk Mil) luôn tích cực phối hợp tuần tra, bảo vệ gắn với tuyên truyền về đường biên, cột mốc cho người dân trên địa bàn

Công an Đắk Nông hướng về cơ sở

Đảng ủy Công an tỉnh lồng ghép xây dựng mô hình “Tôi làm Công an xã" thành mô hình “Dân vận khéo” cấp tỉnh đầu tiên của lực lượng. Thực hiện mô hình, Công an tỉnh đã tăng cường cán bộ, chiến sĩ thuộc cấp phòng về thực hiện nhiệm vụ tại cấp xã để cùng với lực lượng ở cơ sở thực hiện chủ trương 4 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc với bà con).

Qua thực tế, mô hình đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc từ nhận thức đến hành động của cấp ủy, lãnh đạo và toàn thể cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đối với yêu cầu, nhiệm vụ tại địa bàn cơ sở; thường xuyên tiếp xúc, tương tác với Nhân dân.

Còn Hội phụ nữ Công an tỉnh thì triển khai mô hình “Mẹ đỡ đầu” nhằm hỗ trợ, giúp đỡ trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Từ tháng 1/2022 đến nay, Hội đã nhận đỡ đầu được 20 cháu với số tiền 500.000 đồng/tháng/trẻ.

Bên cạnh đó, Công an tỉnh cũng đã phát động phong trào mở Sổ vàng lập công “Mỗi ngày một việc tốt vì Nhân dân”, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn lực lượng.

Đặc biệt, Công an tỉnh đã tổ chức Cuộc thi Trắc nghiệm trực tuyến trên Internet tìm hiểu các kết luận, quy định của Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) trong toàn lực lượng. Cuộc thi trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thu hút sự tham gia của hơn 13.000 lượt cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng.

Đắk R’lấp giải quyết những vấn đề nổi cộm

Thực hiện Kết luận 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đắk R’lấp, tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cấp ủy địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề nổi cộm, bức xúc trên địa bàn.

Đây được địa phương xem là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên, nhất là trong giai đoạn huyện đang tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhiều dự án lớn, trọng điểm đã, đang và sẽ được triển khai như Khu công nghiệp Nhân Cơ, Dự án cao tốc Đắk Nông - Bình Phước (đoạn qua huyện Đắk R'lấp).

Bên cạnh đó, nhiều mô hình mới, cách làm hay, gương điển hình, người tốt việc tốt được phát hiện và nhân rộng như hiến đất xây dựng nông thôn mới; thắp sáng đường quê, xóa đói, giảm nghèo; gây quỹ xây dựng nhà tình nghĩa…

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Liên kết website