Bạc Liêu: Chuyển biến rõ nét sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 05

 Đồng chí Lê ThÁi Nam - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (giữa) khen thưởng các cá nhân, tập thể điển hình trong việc học và làm theo Bác giai đoạn 2016 - 2021. Ảnh: T.T

 Ban Thường vụ cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở đã gắn nội dung học tập và làm theo Bác với Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 12/3/2018, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc; nâng cao trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh”; bổ sung vào Chương trình hành động của cấp mình về thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và nghị quyết cấp mình; đưa vào nội dung kiểm điểm tự phê bình và phê bình hằng năm và nhiệm kỳ. Từ đó, đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhất là trong việc rèn luyện, giữ gìn tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng; nhận diện rõ hơn về các biểu hiện suy thoái, tự liên hệ, soi rọi lại bản thân để có kế hoạch học tập và khắc phục khuyết điểm tốt hơn.

ĐƯA VIỆC HỌC VÀ LÀM THEO BÁC TRỞ THÀNH VIỆC LÀM THƯỜNG XUYÊN

Cấp ủy, chính quyền và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, nhất là các tổ chức Đang ở cơ sở luôn chú trọng đưa nội dung thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vào các đợt sinh hoạt định kỳ, thường xuyên, sinh hoạt chuyên đề; với nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực như: đổi mới phong cách, tác phong công tác theo tấm gương của Bác; đổi mới lề lối làm việc: gần dân, sát dân, tôn trọng, lắng nghe, đối thoại với nhân dân; nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong công tác và cuộc sống.

Đa số chi bộ lựa chọn nội dung phù hợp, thiết thực sinh hoạt định kỳ, thảo luận, đề ra giải pháp khả thi để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động, thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của địa phương, cơ quan, đơn vị; nhất là các vụ việc nổi cộm, có dư luận xã hội quan tâm.

Đặc biệt đã đưa đưa nội dung học tập và làm theo Bác là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên cuối năm. Thông qua công tác tự phê bình và phê bình đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém; với tinh thần, thái độ nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, không nể nang, né tránh, xây dựng sự đoàn kết trong chi bộ, đảng bộ, cơ quan, đơn vị; xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp để chỉ đạo thực hiện. Qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình, hoạt động của các tổ chức đảng, hệ thống chính trị các cấp có chuyển biến tích cực, kỷ luật, kỷ cương thực hiện tốt hơn; tinh thần thái độ trách nhiệm đối với công việc được giao của từng cán bộ, đảng viên được nâng cao và xây dựng nội bộ đoàn kết, thống nhất.

GẮN LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC, NỔI CỘM

Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được các cấp ủy, chính quyền đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, có hiệu quả. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 19/3/2019 về “Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết yêu cầu khiếu nại tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh” và nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo; Tỉnh y và các huyện, thị, thành y đã thành lập các ban chỉ đạo giải quyết yêu cầu, khiếu nại của công dân và đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy được vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc tiếp và đối thoại trực tiếp với nhân dân, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực. Thông qua đó, đã giải quyết dứt điểm rất nhiều vụ việc khiếu kiện đông người, gay gắt, phức tạp, tồn đọng kéo dài; cơ bản giải quyết tình trạng khiếu kiện đông người gây mất an ninh, trật tự, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào các cấp y đảng, chính quyền. Đã tiếp nhận và giải quyết xong 2.900/2.947 đơn (chiếm 98,40%), Trong đó, giải quyết 2.692/2.732 đơn khiếu nại, đạt tỷ lệ 98%; 208/215 đơn tố cáo, đạt tỷ lệ 96,7%. Đặc biệt, Ban Chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo của tỉnh đã giải quyết dứt điểm 50/55 vụ (chiếm 90,90%) khiếu nại phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Các vụ việc mới nảy sinh được giải quyết kịp thời ngay tại cơ sở; tăng cường công tác đối thoại, tuyên truyền, giải thích nhiều trường hợp người dân khiếu nại, tự rút đơn, chấm dứt khiếu nại.

Công trình thi đua để 100% người dân vùng sâu, vùng xa có điện sinh hoạt của Công ty Điện lực Bạc Liêu. Ảnh : Báo Bạc Liêu

Cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính được đẩy mạnh và có chuyển biến tích cực; đã đưa vào vận hành Trung tâm phục vụ Hành chính công cấp tỉnh và 7/7 huyện, thị xã, thành phố để thực hiện việc hướng dẫn, tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân nhanh chóng, hiện đại, rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân. Đặc biệt, môi trường đầu tư - kinh doanh của tỉnh đã được cải thiện rõ nét, tạo được niềm tin cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Qua công tác cải cách hành chính đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, điển hình đã được nhân rộng như: mô hình 3 nên(nên vui vẻ khi tiếp xúc, phục vụ dân; nên xin lỗi dân khi thấy thiếu sót; nên cảm ơn khi dân góp ý, phê bình);3 không (không gây phiền hà với dân; không thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong công việc với dân; không nhận hối lộ, sách nhiễu, tham nhũng với dân); 3 xin (xin chào, xin hỏi, xin cám ơn); 5 phải (phải cụ thể, phải minh bạch, phải tận tình, phải chính xác, phải gương mẫu); 3 trong 1(đăng ký khai sinh, nhập khẩu và làm bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi),giờ làm việc thứ 9 (vào cuối ngày 2 và thứ 6 hàng tuần)... đến tận nhà làm thủ tục cấp giấy chứng minh nhân dân cho những người già, những người ốm đau, bệnh tật được nhân dân đánh giá cao. 

Công tác tác giảm nghèo, an sinh xã hội, chăm lo gia đình chính sách, người có công với cách mạng được cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân đặc biệt quan tâm và đạt nhiều kết quả rất quan trọng. Hằng tháng, các cơ quan, đơn vị đã nhận phụng dưỡng suốt đời Bà mẹ Việt Nam anh hùng (tổng số 82 Mẹ) và trợ cấp cho thương binh 1/4, 2/4 có hoàn cảnh khó khăn (tổng số 121 thương binh); hiện nay, 100% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư trong cùng địa bàn. Đặc biệt, tỉnh đã tập trung vận động xã hội hóa để hoàn thành việc xây dựng và sửa chữa nhà ở cho người có công, các đối tượng chính sách (7.179 căn, tương đương 86,210 tỷ đồng) và hộ nghèo (3.984 căn, tương đương 119,52 tỷ đồng). Công tác giảm nghèo được triển khai thực hiện mạnh mẽ, mặc dù ngân sách của địa phương còn nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau” và trách nhiệm trong việc nâng cao đời sống Nhân dân, tỉnh đã huy động các nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn với số tiền trên 2.100 tỷ đồng; hằng năm, các cơ quan, đơn vị và vận động các doanh nghiệp nhận hỗ trợ, giúp đỡ gần 5000 hộ nghèo (đã trao vốn, phương tiện sản xuất cho 23.537 hộ, với số tiền trên 86,3 tỷ đồng). Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 0,47%, bình quân giảm 3,02%/năm, hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo trước 2 năm so với Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh và kế hoạch giảm nghèo của tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020.

NÂNG CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRONG THỰC THI CÔNG V

Tỉnh ủy đã chọn khâu đột phá trong xây dựng Đảng là công tác cán bộ và tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở; đề ra nhiều giải pháp sắp xếp lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; kiên quyết thay thế những cán bộ trình độ, năng lực hạn chế; tinh thần trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ không cao, uy tín thấp. Quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ nguồn, cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành.

5 năm qua tỉnh đã đưa đi đào tạo chuyên môn lý luận chính trị cho 58.769 lượt cán bộ (trong đó, đào tạo và bồi dưỡng lý luận chính trị 57.916, chuyên môn nghiệp vụ là 853); tổ chức 18 lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới cho gần 2.000 cán bộ thuộc các đối tượng; đồng thời, tổ chức 02 lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025. Qua đó, đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên; tác phong, lề lối làm việc có đổi mới; tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân ngày càng được nâng cao; việc né trách, đùn đẩy trách nhiệm dần được khắc phục; tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà với nhân dân được chấn chỉnh, xử lý kịp thời góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của địa phương, cơ quan, đơn vị; ngăn chặn, phòng ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ đảng viên, lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy đảng, chính quyền các cấp được nâng cao.

GẮN KẾT VỚI PHONG TRÀO THI ĐUA TẠI ĐỊA PHƯƠNG, ĐƠN VỊ

Các cấp ủy đảng đã kết hợp chặt chẽ việc thực hiện Chỉ thị 05 với việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của các địa phương, đơn vị đề ra; nhiều phong trào, những việc làm cụ thể và các mô hình hay, sáng tạo được nhân rộng đã tạo sức lan tỏa trong đời sống xã hội. Điển hình như phong trào: “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”; “vì người nghèo”; “Đền ơn đáp nghĩa”… Hội phụ nữ các cấp với phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; Đoàn thanh niên các cấp với phong trào “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, ngành giáo dục với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; ngành y tế  với cuộc vận động “Lương y như từ mẫu”…

Thông qua đó, đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, như: Mô hình “ba cần, ba nên và ba không” (Ba cần: Cần gần dân và sát cơ sở; cần học hỏi, lắng nghe ý kiến của dân; cần vận động Nhân dân cùng lo và cùng làm. Ba nên: Nên vui vẻ khi tiếp xúc, phục vụ dân; nên xin lỗi dân khi thấy thiếu sót; nên cảm ơn khi dân góp ý, phê bình. Ba không: Không gây phiền hà với dân; không thờ ơ thiếu trách nhiệm công việc với dân; không nhận hối lộ, sách nhiễu, tham nhũng với dân); “4 đúng - 5 phải - 3 sát” trong thực thi nhiệm vụ (4 đúng: đúng giờ, đúng kế hoạch, đúng chức trách nhiệm vụ, đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước; 05 phải: phải cụ thể, phải minh bạch, phải tận tình, phải chính xác, phải gương mẫu; 03 sát: sát dân, sát công việc và sát cán bộ, chiến sĩ); “Quy định xin lỗi dân khi làm sai”; câu lạc bộ “Uống nước nhớ nguồn một ngàn đồng”...

Ngoài ra, các địa phương, đơn vị gắn việc học tập và làm theo Bác với phong trào xây dựng nông thôn mới có hiệu quả; đã huy động kinh phí hơn 5.595 tỷ đồng; người dân đã tự nguyện hiến hàng chục ngàn m2 đất, đóng góp hàng chục ngàn ngày công lao động và đầu tư chỉnh trang nhà ở, tạo cảnh quan môi trường... Đặc biệt đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 7/7 đơn vị cấp huyện và 49/49 xã (vượt 50% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội); trong đó, có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

*

Trong năm 2021, các cấp ủy, tổ chức Đảng tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả và nâng cao chất lượng việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thực hiện hiệu quả Kết luận 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Theo đó, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chỉ thị 05, 06 gắn với việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng và chỉnh đốn Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Tăng cường hơn nữa công tác tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương.

Tiếp tục chọn khâu đột phá về xây dựng Đảng; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đổi mới tác phong, lề lối làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở theo tinh thần Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 12/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XV). Đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc, nổi cộm, phức tạp, kéo dài, nhằm tăng cường niềm tin trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với Đảng và xác định nội dung đột phá nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Các cấp ủy tăng cường chỉ đạo và thực hiện tốt chủ trương: Hàng năm mỗi tập thể phải xây dựng kế hoạch và mỗi cán bộ, đảng viên phải đăng ký cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, không “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và công khai, phổ biến kế hoạch thực hiện của tập thể và cá nhân người đứng đầu bằng những hình thức thích hợp để cán bộ, đảng viên, nhân dân biết và giám sát việc thực hiện. Lấy kết quả thực hiện việc đăng ký học tập và làm theo Bác là căn cứ để đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên; đồng thời, nâng cao chất lượng công tác đánh giá, xếp loại hằng năm./.

Giao Tuyến

Theo http://www.tuyengiao.vn

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Liên kết website