Tình cảm của Bác Hồ với chiến sĩ mỗi độ Tết đến Xuân về

Nhớ những ngày Tết đón Bác về thăm

Bác Hồ đến thăm Đại đội 130, Trung đoàn 260 bảo vệ Hà Nội

ngày Mồng Một Tết Giáp Thìn (13-2-1964). Ảnh tư liệu

Những ngày Tết cổ truyền, mặc dù bận trăm công nghìn việc trong hoàn cảnh đất nưc đang rơi vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”, song Bác Hồ kính yêu vẫn thường xuyên quan tâm và dành cho chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam những tình cảm đặc biệt. Vì vậy, ngay Tết Độc lập đầu tiên (Tết Bính Tuất), trên Báo Cứu quốc, số 147, ngày 21-1-1946, trong bài viết Tết, sau khi khẳng định những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam,nhất là thấy hết những khó khăn, gian khổ và hi sinh của ngưi con ưu tú của dân tộc đang cầm súng bảo vệ nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn non trẻ và hạnh phúc của dân tộc vừa mới được tự do, Người kêu gọi đồng bào và đoàn thể chăm lo cho mọi ngưi, trong đó, hơn ai hết, không ai khác và trưc tiên đó là các chiến sĩ ngoài mặt trận và thân nhân của họ: “Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng đồng tình và bác ái. Trong lúc này toàn quốc đồng bào từ giàu đến nghèo, từ già đến trẻ, ai cũng sửa soạn ăn Tết mừng Xuân. Tôi kêu gọi đồng bào và các đoàn thể làm thế nào để chia sẻ cuộc vui Xuân mừng Tết với:

Những chiến sĩ oanh liệt ở trước mặt trận,

Những gia quyến các chiến sĩ,

Những đồng bào nghèo nàn,

Sao cho mọi người đều đưc hưởng các thú vui về Tết Xuân đầu tiên của nước Việt Nam độc lập” (1).

Chỉ 1 năm sau Tết Độc lập đầu tiên, trong Thư gửi các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô, ngày 27 tháng 1 năm 1947 (Tết Đinh Hợi), một lần nữa, Bác mở đầu bức thư với ngôn từ rất đồng cảm, mộc mạc và trân quý:“Cùng các chiến sĩ yêu quý Trung đoàn Thủ đô” (2); đồng thời,ân cần hỏi thăm và bày tỏ tình cảm cá nhân của Bác cũng như Chính phủ dành do các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô như con em ruột thịt của mình:“Các em ăn Tết thế nào? Vui vẻ lắm chứ? Tôi và nhân viên Chính phủ vì nhớ đến các em cho nên cũng không ai nỡ ăn Tết” (3).

Tiếp theo, một mặt, Bác kịp thời khen ngợi tinh thần quả cảm của các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô không quản gian khổ, không đưc hưởng cái Tết đoàn viên bên gia đình đang túc trực ở những vị trí trọng yếu để “canh giữ mùa Xuân” cho dân tộc và hòa bình cho Tổ quốc: “Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau” (4).

Mặt khác, để giữ vững và phát huy “tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm” đó, Người căn dặn và giao cho các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô thực hiện cho bằng được 4 nhiệm vụ: “Chí kiên quyết dũng cảm, các em đã sẵn có, đây tôi chỉ nhắc lại một vài điều mà các em phải nhớ luôn luôn:

1. Phải hết sức khôn khéo, nhanh chóng, bí mật, phải biết cách hoá chỉnh vi linh.

2. Phải rút kinh nghiệm hàng ngày hàng giờ. Phải đề phòng Việt gian trinh thám.

3. Phải hết sức cẩn thận. Phải luôn luôn có sáng kiến để lợi dụng thời cơ.

4. Tuyệt đối đoàn kết” (5).

Kết thúc bức thư, Ngưi không quên động viên, khích lệ tinh thần các chiến sĩ để họ sẵn sàng nhận và hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ vẻ vang: “Các em hăng hái tiến lên, lòng Già Hồ, lòng Chính phủ và lòng toàn thể đồng bào luôn luôn ở bên cạnh các em. Tôi thay mặt Chính phủ và đồng bào gửi cho các em lời chào thân ái và quyết thắng”(6).

Kể từ cái Tết Độc lập đầu tiên, như là một tình cảm hết sức tự nhiên, cứ mỗi độTết đến Xuân về, bất luận trong hoàn cảnh nào, kể cả lúc Bác đau yếu hay chiến tranh ác liệt, trong thơ chúc Tết hàng năm hoc đi cơ sở để chúc Tết bà con nhân dân hay bộ đội, Bác Hồ luôn dành sự ưu ái và tình cảm đặc biệt cho những người chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cảm nhận nhận sâu sắc tình cảm ấy, nhạc sĩ Thuận Yến trong tác phẩm Bác Hồ một tình yêu bao la đã viết: “Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương. Bác viết thư thăm hỏi gửi muôn vàn yêu thương”.

Đến năm 1969, tuy tuổi cao, sức yếu nhưng Bác vn không quên nghĩ đến đồng bào, chiến sĩ. Trong cuốn hồi ký “Bảo vệ bầu trời Tổ quốc” do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 2013, Đại tá, nhà báo Xuân Mai, nguyên Tổng biên tập Báo Phòng không - Không quân là người may mắn được chứng kiến một số lần Bác Hồ đến thăm các đơn vị Phòng không -Không quân đã ghi lại một trong những kỷ niệm sâu sắc trong các lần gặp Bác, nhớ lại: Đúng Mồng Một Tết Kỷ Dậu 1969, Bác đến thăm và chúc Tết Quân chủng Phòng không - Không quân. Hôm đó, hơn 400 cán bộ, chiến sĩ của quân chủng tề tựu tại hội trường đón Bác. Bác xuất hiện giản dị trong bộ ka ki bạc màu, chân đi dép cao su đen và tay Bác cầm cây gậy trúc quen thuộc. Ai nấy đều cảm động và sung sướng vỗ tay chào đón Bác. Bác ra hiệu cho mọi người ngồi xuống rồi nói: “Hôm nay Bác, đồng chí Nguyễn Lương Bng và đồng chí Văn Tiến Dũng thay mặt cho Đảng và Chính phủ đến chúc Tết các cô, các chú năm mới tiến bộ mới, thắng lợi mới”. Tiếp đó, Bác căn dặn: “Các cô chú phải nhớ mấy điều: Một là: Phải luôn luôn đoàn kết và lao động giỏi. Hai là: Phải luôn luôn cảnh giác sẵn sàng chiến đấu... Ba là: Các cô, các chú đóng quân ở đâu thì phải giúp đỡ đồng bào làm công tác phòng không cho tốt, nhắc nhở mọi ngưi không đưc lơ là mất cảnh giác. Các cô chú phải luôn rèn luyện cho tốt...”.Không ai có thể ngờ đây là lần cuối cùng Bác đến chúc Tết cán bộ, chiến sĩ !.

Như một sự sắp đặt trưc nhưng không hề bất ngờ, từ cái Tết Độc lập đầu tiên cho đến cái Tết cuối cùng trước khi Bác Hồ “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác” (7), trưc sau như mt, Người luôn luôn để lại muôn vàn tình thân yêu cho chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng” (8). Vì sao như vậy? “Vì một lẽ thường tình. Bác là Hồ Chí Minh” (Minh Huệ).

Đáp lại tình cảm lớn lao và khắc ghi sâu lời Bác Hồ dạy, sau gần 75 mùa Xuân độc lập, cán bộ và chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam luôn luôn ra sức rèn đc, rèn đức, luyện tài thi đua học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ để xứng đáng với danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” và lời khen của Bác: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” (9)./.

Chú thích:

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, tập 4, tr.186

(2) (3) (4) (5) (6) Sđd,Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, tr.44; tr.44; tr.44; tr.44-45; tr.44

(7) (8) Sđd, Hồ Chí Minh:Toàn tập,tập 15, tr.621; tr.624

(9) Sđd, Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 14, tr.435

 

 

 

 

Phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Liên kết website